Chuyên mục "Kỹ năng cho sinh viên Y"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kỹ năng cho sinh viên Y. Hiển thị tất cả bài đăng

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng PubMed - Tiếng Việt

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng PubMed - Tiếng Việt

LINK TẢI: 

https://drive.google.com/file/d/1qeDWJX0Vdv_MyuQ9OFdbw6yVn6a1Iggz/view?usp=sharing

Mục tiêu Khi kết thúc lớp tập huấn, bạn có thể: 

• Hiểu khả năng và nội dung PubMed. 
• Hiểu cách sử dụng từ khóa MeSH để mô tả và truy cập các trích dẫn. 
• Xây dựng một tìm kiếm bằng cách sử dụng MeSH và các công cụ tìm kiếm PubMed (Details, Limits, History, Search Builder, etc.) 
• Quản lý Kết quả bằng cách sử dụng các chức năng hiển thị, xếp thứ tự, khay nhớ tạm, lưu, in, gởi email và đặt mua. 
• Lưu phương pháp tìm kiếm. 
• Hiển thị theo ý muốn (sử dụng My NCBI).
• Liên kết đến bài báo toàn văn và các nguồn thông tin khác. 
• Sử dụng các bộ lọc và các vấn tin đặc biệt và các công cụ PubMed/NCBI khác. 


<3 Phân biệt TĂNG CẢM GIÁC DA - BỤNG CỨNG NHƯ GỖ - ĐỀ KHÁNG THÀNH BỤNG - PHẢN ỨNG THÀNH BỤNG - PHẢN ỨNG DỘI - ẤN ĐAU ĐIỂM MCBURNEY

Phân biệt TĂNG CẢM GIÁC DA - BỤNG CỨNG NHƯ GỖ - ĐỀ KHÁNG THÀNH BỤNG - PHẢN ỨNG THÀNH BỤNG - PHẢN ỨNG DỘI - ẤN ĐAU ĐIỂM MCBURNEY

Quan điểm cá nhân sau quá trình tìm hiểu:


<3 Về dấu hiệu đau do phúc mạc (do tích tụ máu trong khoang phúc mạc, hoặc do viêm phúc mạc). Ở đây các yếu tố đó sẽ kích thích lên "phúc mạc thành" truyền dây TK về não bộ, não bộ có phản ứng: 1. Đau và 2. Co cơ (cơ tăng trương lực để bảo vệ phúc mạc ở trong, không bị thay đổi về độ căng phúc mạc).

<3 Đối với bệnh nhân bị đau phúc mạc thành thì sẽ: 

1. Ấn đau rộng vùng bụng (do đau phúc mạc có tính chất lan tỏa, nếu không đau toàn bụng mà đau khu trú thì là đau cơ quan, như đau viêm ruột thừa ấn điểm Marc Burney bệnh nhân đau ở đó)
Đau bụng do ở phúc mạc: Nếu trong ổ phúc mạc có nước tiểu hay máu thì đau ít, còn đau mà do có dịch vị dịch tụy trong ổ pm thì đau rất dữ dội. (Dịch trong - đục - mủ - phân, dịch tiêu hóa)
2. Co cơ theo các mức độ:
a. Bụng bệnh nhân đã gồng cứng sẵn (gọi là BỤNG CỨNG NHƯ GỖ) (thường trong thủng dạ dày)
b. Cơ năng và thực thể: Cơ năng bệnh nhân đau khi ho, khi thở.
Thực thể:
* Ấn vào da bệnh nhân đã đau: TĂNG CẢM GIÁC DA
* Ấn hết lớp da mới vào lớp cơ thấy bệnh nhân đã gồng cơ sẵn. ĐỀ KHÁNG THÀNH BỤNG * QUAN TRỌNG NHẤT CỦA VIÊM PHÚC MẠC (nặng hơn thì có Bụng cứng như gỗ)
* Ta khám, ấn vào bụng bệnh nhân, đè thấu lớp cơ có PHẢN ỨNG THÀNH BỤNG (lớp cơ bụng gồng lại -phản ứng lại tay ta khi ấn vào) đồng thời bệnh nhân kêu đau.
c. Do ít kích thích vào phúc mạc (viêm sớm, hoặc tích tụ máu ít) thì bệnh nhân ít có đau và ít co cơ như trên. Khi đó ta phải kích thích trực tiếp vào phúc mạc bằng cách căng dãn "nhanh" phúc mạc (nếu căng dãn từ từ bn không đau): ấn vào sâu rồi thả ra nhanh (PHẢN ỨNG DỘI Blumberg) hoặc, ấn bên hố chậu trái, đau bên hố chậu phải dấu DẤU Rovsing) phải như vậy mới phát hiện có vấn đề ở phúc mạc.

<3 Còn đối với bệnh nhân đau do tạng bị viêm

Đau theo dạng đau kiểu tạng, khu trú vùng tạng đó, đau do TK tạng. Vì vậy khi ấn vào tạng thì phải ấn sâu hơn nhiều (so với đau do viêm phúc mạc)

<3 ÁP DỤNG VÀO VIÊM RUỘT THỪA

+ Viêm ruột thừa cấp - Giai đoạn đầu Ruột thừa viêm căng lên (đau tạng) có "thấm" dịch ra vùng phúc mạc lân cận.
Kết luận: Có Phản ứng thành bụng > đề kháng thành bụng và
Marc Burney dương
+ Giai đoạn sau của viêm RT: Ruột thừa vỡ (nên RT xẹp không còn căng -> không đau tạng nữa) đồng thời có "vỡ" dịch viêm lan nhiều ra khoang phúc mạc (có thể viêm khu trú hoặc viêm lan tỏa)
Kết luận" Có đề kháng thành bụng và McBurney âm tính

=> Vì vậy khi Khám thực thể ấn bụng để kiểm tra Viêm ruột thừa (bệnh nhân có cơ năng đau hố chậu phải): Ấn từ nơi đau tới không đau:
_ Nếu gần vùng hố chậu phải có đề kháng + thì khỏi ấn phản ứng thành bụng và khỏi ấn McBurney. Và kết luận Ấn đau HCP; ĐKTB +; MB -
_ Nếu không có đề kháng (hay ĐK -) thì ấn phản ứng thành bụng. Nếu phản ứng thành bụng +, ấn thếm McBurney cũng +. -> ok
_ Nếu phản ứng thành bụng -, ấn Marc Burney + thì ấn thêm phản ứng dội.
----
Nếu có đề kháng thì chắc chắn có viêm PM và ruột thừa vỡ, không cần làm PUTB và McBurney. (McBurney - do vỡ RT rồi và gây viêm PM)
Nếu không có đề kháng thì làm thử PUTB và McBurney. Nếu không có PUTB thì làm PU dội. Tuy nhiên cái này không thể kết luận Marc Burney + (vì bản chất là đau tạng nên nếu chưa vỡ RT thì MB thường +). Tuy nhiên PUTB và PU dội ít có giá trị chẩn đoán viêm PM)
Nếu đề kháng -, PUTB - , PU dội - thì không nghĩ tới viêm PM được.



Bộ bài giảng Điện tâm đồ trên trang DIENTAMDO.COM bắt nguồn từ khóa học của trang ECGTEACHER.COM. Bộ Video được các anh chị nay là bác sĩ (trưởng nhóm là anh Dương Tấn Khánh) Việt hóa, kèm theo phần bài tập và đáp án chi tiết. Nhờ tấm lòng, sự tâm huyết của nhóm mà đã giúp cho nhiều thế hệ sinh viên tiếp cận hơn về ECG.
Rất tiếc hiện tại trang Dientamdo.com không truy cập được, và chỉ có thể truy cập bằng bản lưu trữ của google (webcache). Nhiều người hỏi về bộ Video nên mình xin chia sẻ lại với các bạn


Cách 2: Truy cập theo tài nguyên gốc lưu trữ trên Dientamdo.com


(LƯU Ý: TOÀN BỘ VIDEO Ở ĐÂY ĐỀU ĐÃ ĐƯỢC PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT, NHIỀU KHI YOUTUBE ĐỂ Ở CHẾ ĐỘ AUTOMATIC PHỤ ĐỀ TIẾNG ANH, CÁC BẠN CHỈNH VỀ PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT Ở SETTING CỦA YOUTUBE. NẾU GẶP KHÓ KHĂN, HÃY GỬI EMAIL CHO CHÚNG TÔI DIENTAMDO2013@GMAIL.COM)
(CÁC BẠN CŨNG CÓ THỂ DOWNLOAD TOÀN BỘ VIDEO CÓ PHỤ ĐỀ Ở PHẦN BÀI TẬP)
Mục lục:
(Các bạn xem xong video thì download phần Quizz ở Mục bài tập về xem trước, sau đó mới download các case lâm sàng về làm)
Chương 1: Điện tâm đồ bình thường
(Các bạn down phần Quizz ở mục Bài tập về làm trước khi sang chương 2)
Các video do nhóm tự làm (chương 1)
1. Kỹ thuật ghi điện tim
4. Cách tính thời gian các sóng, tính nhịp tim
5. Điện thế cơ tim

Chương 2: Trục điện tim và các buồng tim
(Các bạn down phần Quizz ở mục Bài tập về làm trước khi sang chương 3)
Các video do nhóm tự làm (chương 2)
1. Xác định trục điện tim
2. Dày thất trái (Lồng tiếng)
3. Dày nhĩ (Lồng tiếng)
4. Dày thất phải (Lồng tiếng)

Chương 3: Thiếu máu và nhồi máu cơ tim
(Các bạn down phần Quizz ở mục Bài tập về làm trước khi sang chương 4)
Video do nhóm tự làm (chương 3)
1. Định vị nhồi máu (Lồng tiếng)

Chương 4: Rối loạn nhịp tim
Bài 6: (Case lâm sàng được trình bày dạng pdf trong bài 7)
(HIỆN CÒN THIẾU FILE PDF CA LÂM SÀNG CHO BÀI 7)
Bài 7: AVNRT
Bài 9: Nhịp thoát 
(Các bạn down phần Quizz ở mục Bài tập về làm trước khi sang chương 5)
Video do nhóm tự làm (chương 4)
1. Rối loạn nhịp nhĩ

Chương 5: Rối loạn dẫn truyền
Video do nhóm tự làm (chương 4+5)
1. Tổng kết rối loạn nhịp và rối loạn dẫn truyền

Chương 6: Các case lâm sàng của Bs. NIC

BÀI TẬP

Link download toàn bộ video với đầy đủ phụ đề (giải nén từng chương)
Link mediafire
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5

Link Dropbox
Chương 1 (hiện đang lỗi)
Chương 2 (hiện đang lỗi)
Chương 3 (hiện đang lỗi)
Chương 4 (hiện đang lỗi)
Chương 5 (hiện đang lỗi)

1. Các block bài tập
Link

2. Quizz của 5 chương ecgteacher.com
Quizz1_5

3. Bài tập rối loạn nhịp và rối loạn dẫn truyền
(Ở link của các block bài tập)

----

PHƯƠNG PHÁP HỌC

Để có thể học khóa học được hiệu quả, xin các bạn vui lòng tuân thủ những bước chúng tôi hướng dẫn sau đây.

Bước 1: 
Bạn hãy nghe từng chương của ECGteacher. Và hoàn thành phần Quizz của họ trước khi sang chương tiếp theo. Lưu ý các Quizz của ECGteacher mang tính chất là một bài giảng hơn là 1 bài Test, do đó có nhiều nội dung họ không đề cập trong Video nhưng sẽ đề cập trong phần Quizz. 5 chương có 5 phần Quizz chứa rất nhiều thông tin dưới dạng rất dễ hiểu.
Riêng chương Rối loạn nhịp và rối loạn dẫn truyền, các bạn hãy làm thêm phần bài tập được chúng tôi dịch từ tài liệu ECG excercise, sẽ rất bổ ích cho các bạn

Bước 2:
Hãy nghe những video chalktalk của BS.NIC để bạn biết cách phân tích 1 ECG như thế nào. Những ca lâm sàng của bs Nic rất hay, cách phân tích như giải quyết một vụ án hình sự vậy, sẽ cho bạn rất nhiều kinh nghiệm

Bước 3:
Hãy làm những block bài tập của chúng tôi. Trong các block này, từ block 1 đến block 20, các bạn làm theo thứ tự, đây là những block liên quan đến những trường hợp cấp cứu, giải thích rất rõ ràng. Còn các block phía sau phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên sâu hơn liên quan đến tim mạch học, các bạn làm sau.

Bước 4:
Các bạn hãy download những tài liệu tiếng anh của chúng tôi, hi vọng nó sẽ giúp ích bạn gì đó.


Gây ấn tượng với mọi người khi thuyết trình thật dễ dàng chỉ với một bộ slide đẹp. Rất nhiều người thường quá chú trọng đến phần nói mà ít quan tâm đến việc trình bày slides. Trong bài viết này, Viecngay sẽ hướng dẫn bạn một số lưu ý khi làm slide thuyết trình. Cùng tìm hiểu ngay nhé! 
Tại sao bạn cần slide, tác dụng của slide là gì? 
69% thành công của buổi thuyết trình được quyết định bởi slide. Đây là công cục đắc lực giúp bạn hoàn thành bài nói của mình một cách ấn tượng và trôi chảy nhất. Khi có slide, những người ngồi dưới nghe sẽ có thể theo dõi một cách dễ dàng, nắm bắt vấn đề bạn đang nói đến. Ngay cả khi họ mất tập trung hay vừa đi đâu đó thì cũng có thể theo kịp nếu bạn có một bản slide rõ ràng, cụ thể.
Ngoài ra, những đặc điểm riêng biệt của bản thân cũng sẽ được thể hiện rõ nét nếu bạn có một bản slide thật đẹp và sáng tạo. Slide đẹp chắc chắn sẽ giúp bạn gây ấn tượng mạnh với người nghe và người xem bên dưới nữa đó. Tuy nhiên nên ghi nhớ là slide cũng chỉ có tác dụng phụ trợ thôi. Đừng quá phụ thuộc vào slide vì chính bạn mới là trung tâm bài thuyết trinh!!
Lưu ý khi làm slide thuyết trình 
- Sử dụng nhiều hình ảnh thay vì chữ 
Bộ não của con người có khả năng xử lý hình ảnh nhanh hơn. Vì thế, lưu ý khi bạn làm slide thuyết trình đó là hãy sử dụng nhiều hình ảnh. Cách làm này sẽ giúp việc ghi nhớ và tiếp thu của người nghe tốt hơn thay vì bạn "nhét" lên slide một đống chữ dài loằng ngoằng bắt họ đọc.
- Lựa chọn font chữ đúng 
Font chữ có tác động nhiều tới khả năng đọc và cảm nhận của người xem. Thông thường, khi làm slide, người ta thường chọn những font đơn giản không có chân như: Calibri, Helvetica, Aria, Candara.. Lưu ý không nên lạm dụng những font chữ có chân như: Times New Roman, Cambria.. hoặc những font kiểu cách vì sẽ khiến người đọc dễ rối mắt và tốn nhiều thời gian đọc hơn.
- Không nên lạm dụng hiệu ứng 
Lạm dụng quá nhiều hiệu ứng chuyển cảnh (animation) sẽ gây ra sự phân tâm và làm bài thuyết trình trở nên rối rắm. Những con chữ và slide bay nhảy có thể khiến bài thuyết trình trở nên thiếu chuyên nghiệp. Tốt nhất chỉ nên chọn 1 hoặc 2 loại hiệu ứng chuyển cảnh. Nếu bạn không có cũng không có vấn đề gì cả.
- Lưu ý về màu sắc 
Rất nhiều người không có thói quen sử dụng màu sắc trong khi trình bày slide. Đây là điều thiệt thòi vì một slide đẹp, bắt mắt sẽ hấp dẫn người xem hơn rất nhiều so với slide đen trắng. Bên cạnh đó, cũng có những người sử dụng tràn lan họa tiết màu sắc.
Trước hết về màu nền, hãy chọn nền đơn giản là làm nổi bật được chữ. Thứ hai, tránh dùng nền lòe loẹt nhiều màu và họa tiếp như đỏ, cam, neon... Ngoài ra, không nên dùng nhiều màu chữ trên một slide. Theo lời khuyên của một số nghiên cứu thì nên sử dụng nền tối - chữ sáng cho phòng rộng và nền sáng - chữ tối cho phòng họp nhỏ và vừa.
Nói tóm lại, một bản slide đẹp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: hình ảnh, màu sắc, chữ viết… và cả tư duy của người làm nữa. Để làm tốt, chắc chắn bạn sẽ phải tuân thủ những lưu ý phía trên. Tuy nhiên, nếu bạn không biết làm thì cũng đừng quá lo lắng. Viecngay xin dành tặng bạn 200 slides đẹp - độc chinh phục người xem  ngay phía dưới đây. 
Chúc các bạn thành công! 
Theo Viecngay.vn

Link Download 2 (Ủng hộ): http://megaurl.in/e7MT8KK8

 Từ điển Y khoa - MEDIC 3.0

Từ điển Y khoa - MEDIC 3.0

👉

🔠
 Dịch Anh ngữ - Việt ngữ - các thuật ngữ về y học cũng như các từ Anh ngữ thông dụng thường gặp. Dữ liệu có khoảng 100.000 từ Y sinh và 150.000 từ anh ngữ khác. 
🆕 Có cả từ điển sinh học, tự điển dịch tể học, tự điển ICD10. Thêm chức năng dịch tự động Anh Việt và tìm các hình ảnh liên quan đến từ tra cứu.
📋 Chức năng Autolook giúp việc tra cứu nhanh nghĩa của các từ tiếng Anh trong những văn bản dạng text, word document , html ...
💬 Dịch tự động Anh Việt một câu tiếng Anh ngắn khoảng 250 ký tự.
📸 Tìm các hình ảnh liên quan đến từ tra cứu.
---
👉 Link Download: Từ điển Y khoa - Medic 3

Kinh nghiệm tự học tiếng Anh

Hôm nọ, trong một lần trả lời phỏng vấn một tờ báo bên nhà, phóng viên hỏi tôi về kinh nghiệm học tiếng Anh. Câu hỏi này làm tôi suy nghĩ và nhớ lại ngày xưa khi mới qua đây mình học tiếng Anh như thế nào. Hôm nay, nhân lúc dưỡng bệnh, tôi viết ra để chia sẻ cùng bạn đọc xa gần.


Thật ra, từ ngày qua Úc đến nay, tôi chẳng bao giờ có dịp học tiếng Anh một cách bài bản trong trường lớp. Những ngày đầu mới đến hostel dành cho người tị nạn, tôi cũng được cho đi học một lớp tiếng Anh, nhưng là loại dành cho người đi xin việc. Lúc nào cũng “How are you today”, “I am fine, thank you”, “Where were you from?”, “How long have you been here?”, v.v. Chỉ đâu một tuần là tôi bỏ học, chịu không nổi với cách dạy như thế. Tôi bắt đầu tự học. Nói đúng ra, tôi bắt đầu tự học từ lúc còn trong trại tị nạn bên Thái Lan. Kinh nghiệm của tôi gói gọn trong 4 điểm: từ điển & trầm mình trong tiếng Anh, học từng chữ một, mạnh dạn nói, và học từ báo chí & truyền thông.

1.  Có một cuốn từ điển Anh – Anh, và một cuốn sách hướng dẫn sử dụng tiếng Anh

 Kinh nghiệm học tiếng Anh của tôi là phải trầm mình trong thế giới tiếng Anh. Trong một thời gian dài, tôi không hề tiếp xúc với tiếng Việt, không đọc báo tiếng Việt, không đọc sách tiếng Việt (thời đó cũng chẳng có mà đọc!), không nghe đài tiếng Việt (cho đến bây giờ tôi vẫn không nghe đài phát thanh tiếng Việt ở đây). Thay vào đó, thả mình trong thế giới tiếng Anh, với sách báo, radio, và tivi. Cần mở ngoặc thêm để nói là thời đó thì dễ, còn bây giờ thì chắc khó, do có internet làm sao lãng việc học.

Phải có một cuốn từ điển tốt để học tiếng Anh. Quên đi những từ điển Anh – Việt, hay tệ hơn nữa là Việt – Anh! Tìm một cuốn từ điển Anh – Anh. Một từ điển tốt có thể ví như kinh thánh! Thời còn ở trại tị nạn, tôi may mắn tiếp xúc cuốn từ điển LONGMAN, và tôi thích cuốn này ngay từ ngày đầu.  Hình như cuốn này được soạn cho người nước ngoài (tức không dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ).  Từ điển giải thích thật rõ ràng về ý nghĩa của chữ, cách dùng như thế nào, và cách phát âm.  Thời đó, rất hiếm có một cuốn từ điển nào đầy đủ và thực tế như Longman. Sau này khi sang Úc và cho đến nay tôi vẫn dùng Longman làm từ điển.

Tôi nghiệm ra một điều là cách sử dụng tiếng Anh cho đúng còn quan trọng hơn cả văn phạm tiếng Anh. Cũng trong thời còn ở trong trại tị nạn Thái Lan tôi may mắn tiếp xúc với cuốn Practical English Usage của Michael Swan, đúng là cuốn sách gối đầu giường của tôi.  Thoạt đầu tôi chỉ đọc để nhập tâm, nhưng sau này tôi thấy như vậy chưa khá, phải viết xuống.  Viết xuống bằng tiếng Việt. Sau vài tháng tôi phát hiện quyển vở của mình đã trở thành một bản dịch của cuốn sách mình học! Bài học ở đây là cách học hay nhất là mình phải viết xuống những gì mình học (chứ đọc hay nhập tâm vẫn chưa đủ), và nếu cần dịch sang tiếng Việt.

2.  Học từng chữ và học từ gốc

Mỗi ngày, cố gắng học một chữ tiếng Anh. Nhưng phải học cẩn thận và học cho hết chữ đó. Tôi muốn nói đến ngoài việc học để biết nghĩa của chữ đó, còn phải học (a) nguồn gốc của chữ này đến từ đâu; (b) những biến thể tính từ, động từ, danh từ của chữ; và (c) cách sử dụng như thế nào.  Chẳng hạn như học chữproduce (động từ và danh từ), cần phải học thêm những biến thể như production, product, productive, v.v. phải học cho thật kĩ và biết tận ngọn ngành của chữ. Từ điển Longman rất có ích cho việc học này. Do đó, nói là học một chữ một ngày, nhưng thật ra là có khi học được 10 chữ. Cách học này rất tốt, vì nó giúp cho chúng ta có căn bản tốt và biết chữ từ gốc chứ không phải từ ngọn.  Biết cái gì từ gốc vẫn hay hơn biết từ ngọn.

Ngữ vựng cực kì quan trọng. Theo tôi, có một kho tàng ngữ vựng tốt còn có giá trị hơn là am hiểu cú pháp và văn phạm. Thời gian chúng ta có thể tiếp thu ngữ vựng có hạn, còn thời gian chúng ta học văn phạm thì không giới hạn. Do đó, tranh thủ mọi cơ hội để học ngữ vựng.  

3. Mạnh dạn nói

Học tiếng Anh là phải học nói. Nhưng một trong những điểm yếu của người Việt là chúng ta phát âm không tốt, từ đó dẫn đến ngại nói chuyện, vì sợ người đối diện không hiểu. Cá nhân tôi cũng trải qua kinh nghiệm này khi còn làm trong nhà bếp. Những ngày đó, tôi rất yếu về tiếng Anh và nói nhiều khi chẳng ai hiểu, nên cứ mỗi lần có điện thoại reo là tôi rất … sợ. Sợ trả lời vì mình nói mà bên kia không hiểu thì rất phiền phức cho công việc. Nhưng anh bạn làm chung biết điểm yếu đó và muốn giúp tôi, nên cứ mỗi lần điện thoại reo, anh ta chỉ tôi phải nghe và trả lời điện thoại. Ấy thế mà vài lần tôi quen, quen với những câu chữ mình phải/nên nói khi bắt điện thoại, quen với phát âm, quen với chữ trong nghề (lúc nào cũng học ngữ vựng), và quen với cách nhấn giọng, v.v. Từ quen tôi trở thành tự tin hồi nào không hay. Do đó, bài học tiếng Anh có hiệu quả là phải mạnh dạn nói. Nói sai thì sửa. Nói người ta không hiểu thì nói lại. Nói chữ nào người ta không rõ thì mình đánh vần cho họ hiểu.

Tôi cũng phải mở ngoặc để chia sẻ một kinh nghiệm lí thú ở đây về chuyện phát âm. Có một số người ngoại quốc, vì lí do nào đó (có thể muốn trêu chọc hoặc muốn làm nhục) nên giả bộ họ không hiểu mình nói. Cách họ làm thường là “I beg your pardon” 2,3 lần, hoặc nghễnh tai làm như họ không nghe hay nghe mà không hiểu. Tôi có quá nhiều kinh nghiệm, nên chỉ cần nhìn qua là biết người không hiểu thật là là người muốn hạ nhục. Họ đặc biệt thích làm điều đó (hạ nhục / trêu chọc) với các nạn nhân người Á châu. Nếu chúng ta tự tin rằng chúng ta nói rõ mà họ làm điều đó, thì chúng ta có thể nói thẳng cho họ biết “đừng chơi trò với tao”. Tôi đã làm vài lần với vài người. Có một lần một tay người Úc, hắn cứ đưa cái tai gần tôi làm như hắn không hiểu tôi nói gì; cách tôi phản ứng là tôi thản nhiên ghé vào tai hắn và nói thật lớn để mọi người chung quanh nghe: “Tao nói cho hàng trăm, hàng ngàn người, và họ hiểu & ghi chép những gì tao nói. Vậy thì mày đừng có giả bộ không hiểu nhé. Cái trò này xưa lắm con ạ.” Một lần khác trong hội nghị, tôi cũng bị một người giả bộ “I beg your pardon” 2 lần dù tôi đã giải thích khá rõ và ban chủ toạ cũng đồng ý, nhưng đến lần thứ hai thì tôi mất kiên nhẫn và có phản ứng: cả hội trường này gần 1000 người, ai cũng hiểu tao nói, những thuật ngữ tao dùng dân trong nghề đều biết, vậy mà mày không hiểu và không biết, tao nghĩ đó là vấn đề của mày chứ không phải vấn đề của tao, tao không có nhu cầu nói lại, ok.  Đừng bao giờ tỏ ra thấp khi đối đầu với những kẻ muốn gây chuyện.

4. Học từ báo chí và truyền thông

Báo chí và truyền thông là phương tiện rất có ích để học phát âm. Thời 1980s, dĩ nhiên là chưa có internet, nên mỗi ngày tôi phải mua tờ nhật báo Sydney Morning Herald về, và đọc những bản tin chính. Đó là một tờ báo cực kì nổi tiếng và hay. Chắc chắn không bằng tờ New York Times, nhưng phong phú thì chẳng kém gì Los Angeles Times.  Thông thường, mỗi bản tin thời sự, họ có dùng một vài chữ “mới” (mới với tôi), hay những chữ mang tính địa phương.  Dĩ nhiên, tôi chưa đủ trình độ để hiểu hết nội dung bản tin, nhưng mò mẩm bằng từ điển thì cũng nắm được những bản tin chính.  Chẳng hạn như có lần báo chí nói đến thái độ của đương kim thủ tướng lúc đó (Paul Keating) là recalcitrant.  Tôi chẳng hiểu chữ này có nghĩa gì đến khi truy trong từ điển Longman.  Nhưng mỗi ngày “khám phá” được một chữ mới như thế làm cho mình có lí do để vui sống và học tập. 

Điều quan trọng là biết phát âm những chữ mới, và tôi phải đợi đến buổi chiều, bậc tivi để nghe người đọc tin, và học cách phát âm từ họ.  Ở Úc (và nơi khác chắc cũng vậy), các bản tin chính in trên mặt báo thường được các đài truyền hình phát lại trong bản tin buổi tối của họ.  Mặc dù họ không dùng những chữ giống như trên mặt báo (vì như thế là đạo văn) nhưng cách họ phát âm tên của nhân vật, những danh từ quan trọng trong câu chuyện, hay những chữ mà tôi rõ nghĩa nhưng không rõ cách phát âm, tôi đều học qua bản tin này.  Có lần tôi không biết đọc chữ allowance ra sao, thì may quá, buổi chiều có tranh cãi về vụ này nên tôi mới biết cách phát âm. Học từ báo chí và tivi phải nói là rất có ích.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là đọc tin, mà học cách viết trong các bài chính luận.  Những tay bỉnh bút viết chính luận thường là bậc thầy về tiếng Anh. Họ rất giỏi về viết và từ ngữ. Không chữ nào họ dùng trong bài viết là thừa. Có những người kì cựu như Alan Ramsey thì mỗi bài viết là mỗi bài học tuyệt vời cho tôi. Tôi học cách cấu trúc câu văn, dùng chữ cho tốt, và tinh tế. Sau này, khi hướng dẫn các bạn thế hệ sau về cách viết bài báo khoa học tôi vẫn lấy ví dụ của Alan Ramsey ra làm ví dụ.

Sau này, tôi còn học thêm một người khác về kĩ năng tiếng Anh: người đó là Samuel P. Huntington. Ông là một giáo sư chính trị học nổi tiếng của Mĩ. Nhưng ngoài chuyên môn đó, ông là một người viết văn tuyệt vời. Các bạn nếu có dịp nên tìm đọc những bài luận văn của ông ấy, và sẽ thấy từ cấu trúc ý tưởng, đến triển khai bằng tiếng Anh, tất cả đều xảy ra một cách logic. Quan trọng hơn là ông dùng chữ chính xác, những câu văn trong đoạn văn ăn khớp với nhau một cách nhịp nhàng, không chê vào đâu được. Tôi thấy mỗi bài luận văn của ông là mỗi bài học mới về viết bằng tiếng Anh. 

Những kinh nghiệm trên, dĩ nhiên, chỉ áp dụng cho những người mới học tiếng Anh. Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa là học phải có cuốn sổ ghi chép. Đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ đọc và nhập tâm là đủ. Đừng bao giờ nghĩ như thế! Tôi nghiệm ra là học là phải có sờ, phải viết xuống, phải có “action” thì mới có hiệu quả. Sờ con chữ có nghĩa là lấy bút màu tô đậm những chỗ mình thích. Viết xuống để mình nhớ, để có cảm nhận trực tiếp. Nếu chỉ đọc một qui định văn phạm thì chưa đủ, mà phải viết xuống thì mới dễ nhớ. Viết có hiệu quả rất tuyệt vời trong cảm nhận mà có khi chúng ta không để ý.

Nguyên tắc học hành là phải có outcome – thành quả. Mỗi ngày phải học được một cái gì mới, hoặc là một chữ mới, hoặc là một câu văn hay, hoặc là một luật văn phạm, v.v. nhưng phải có một cái mới. Học mà không có cái mới thì rất dễ chán. Do đó, phải tự đặt mục tiêu outcome mỗi ngày như tôi vừa nói.

Trên đây là vài kinh nghiệm cá nhân về tự học tiếng Anh của tôi.  Mỗi người có vài kinh nghiệm, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cá nhân. Nếu tập hợp nhiều kinh nghiệm và phân loại tôi nghĩ sẽ giúp ích rất nhiều người. Nói ví von một chút, tiếng Anh là một chìa khoá quan trọng để mở cánh cửa tri thức. Do đó, trang bị cho mình một số kĩ năng quan trọng về tiếng Anh là một lợi thế vô cùng quan trọng khi tiếp xúc với người nước ngoài. Hi vọng những kinh nghiệm này có thể giúp ích các bạn đôi ba điều trong việc tự học tiếng Anh.

Nguồn: Blog của GS Nguyễn Văn Tuấn 


Kinh nghiệm tự học tiếng Anh - GS Nguyễn Văn Tuấn
Kinh nghiệm tự học tiếng Anh - GS Nguyễn Văn Tuấn

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là một nhà nghiên cứu loãng xương nổi tiếng trên thế giới với hơn 250 công trình nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí y khoa và khoa học quốc tế. Ông hiện đang là Principal Fellow (1) đứng đầu một lab chuyên nghiên cứu về di truyền và dịch tễ học loãng xương thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc), là giáo sư y khoa của Đại học New South Wales, là giáo sư xuất sắc của Đại học Công nghệ Sydney, và là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Khon Kaen (Thái Lan) và Đại học Tôn Đức Thắng. Ông bảo vệ thành công hai bằng tiến sĩ tại Đại Học Sydney (chuyên ngành thống kê dịch tễ học) và Đại Học New South Wales (chuyên ngành y khoa). Ông có kinh nghiệm làm nghiên cứu tại nhiều nước như Thuỵ Sỹ, Anh, Mĩ, Na Uy, Thái Lan, và hợp tác với hơn 30 viện, bệnh viện và nhiều trường đại học trên thế giới. Giáo sư Tuấn rất nổi tiếng trong nước với nhiều bài phỏng vấn, sách báo và nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị cho nghiên cứu, đào tạo tại Việt Nam. Ông là một trong 15 nhà khoa học được trao giải thưởng “Vinh danh Nước Việt” vào năm 2005

GS Nguyễn Văn Tuấn
GS. Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ: Đã dự rất nhiều hội nghị khoa học lớn và nhỏ ở nhiều nơi, kể cả ở Việt Nam, tôi thấy một số sai lầm phổ biến trong cách trình bày bằng powerpoint (PPT). Những sai lầm này thường liên quan đến cách soạn slide, nội dung, và cách trình bày.
Thật ra, ngày xưa, lúc mới bước vào học, tôi cũng từng phạm phải những sai lầm như thế, nhưng nhờ có thầy chỉnh sửa và hướng dẫn, nên đã tránh được những sai lầm đó và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Nay đã đến lúc tôi có thể chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân cùng các bạn.

Một ví dụ về chọn màu nền (mây) và màu chữ không thích hợp

Mục tiêu của bất cứ bài nói chuyện nào cũng là chuyển giao thông tin. Chuyển thông tin từ một cái đầu sang nhiều cái đầu. Không chỉ chuyển giao, mà còn phải chuyển giao một cách có hiệu quả. Để đạt được hiệu quả, diễn giả cần phải có nội dung tốt, một bộ slide hoàn chỉnh, và một phong cách trình bày chuyên nghiệp. Chỉ khi nào một bài thuyết trình hội đủ 3 nhu cầu trên thì mới có thể xem là thành công.
Nhưng trong thực tế, tôi đã thấy rất nhiều bài nói chuyện trong các hội nghị trở thành nhạt nhẻo, và khán giả chẳng học hỏi được gì từ bài nói chuyện. Chúng ta có câu Chiếc áo không làm nên thầy tu. Tương tự, nếu diễn giả có một nhúm slide, chưa chắc diễn giả đó đã có một bài thuyết trình. Một nhúm slide khác với một bài thuyết trình. Đã từng tham dự nhiều hội nghị và hội thảo ở Việt Nam, tôi rút ra một số kinh nghiệm, hay nói đúng hơn là một số sai lầm phổ biến dưới đây.
Những sai lầm khi soạn slide
1. Vấn đề chọn màu. Một trong những sai lầm phổ biến nhất là cách chọn màu cho slide. Có hai màu diễn giả cần phải chọn: màu nền (background color) và màu chữ (text color). Nhiều diễn giả không chú ý nên chọn màu không thích hợp. Chẳng hạn như nền màu xanh đậm mà chữ màu đỏ hay màu đen, hoặc nền màu trắng nhưng chữ màu vàng, v.v. là không thích hợp. Không thích hợp vì rất khó đọc. Nhiều người Việt có thói quen chọn màu đỏ chói làm màu nền, và đó là một cách chọn không thích hợp, vì màu đỏ là màu “high energy” làm cho người đọc rất khó chú ý.
Nếu hội trường rộng, nên chọn màu chữ sáng (màu vàng, trắng) trên nền tối (màu xanh đậm). Nếu hội trường nhỏ hay trung bình, nên chọn chữ màu đậm (xanh đậm hay đen) trên nền sáng (màu trắng).


Mầu sắc
Tránh kết hợp mầu đỏ và xanh lá cây vì rất nhiều người bị mù mầu với sự kết hợp này
Những lỗi phổ biến trong trình bày Powerpoint - GS Nguyễn Văn Tuấn

Những lỗi phổ biến trong trình bày Powerpoint - GS Nguyễn Văn Tuấn

Những lỗi phổ biến trong trình bày Powerpoint - GS Nguyễn Văn Tuấn

Ngộ độc Powerpoint!

Những lỗi phổ biến trong trình bày Powerpoint - GS Nguyễn Văn Tuấn

Cẩn thận khi chọn mầu nền hoặc mầu chữ


2. Vấn đề chọn kiểu chữ (font).
 Kiểu chữ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và tốc độ đọc. Nhiều diễn giả không chú ý đến font chữ khi soạn slide, nên gây khó khăn cho khán giả. Có hai loại kiểu chữ chính: kiểu chữ có chân và kiểu chữ không có chân (sans serif). Kiểu chữ có chân tiêu biểu là Time, Times New Roman, Cambria. Kiểu chữ không có chân là Arial, Verdata, Calibri. Nhiều người Việt thích chọn kiểu chữ có chân vì họ nghĩ đó là kiểu chữ đẹp. Đẹp thì đúng, nhưng là một sai lầm trong PPT, vì có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng kiểu chữ có chân làm người ta tốn thì giờ đọc hơn là kiểu chữ không có chân. Đó cũng chính là lí do tại sao các “đại gia” internet như Yahoo! và Google dùng chữ không có chân trên các trang web của họ.
Có diễn giả thích “trang trí” chữ bằng cách làm bóng (shadow) cho chữ. Đây là một kĩ thuật chẳng những mất thì giờ, mà còn phản tác dụng, vì rất khó đọc và nhức mắt. Tuyệt đối không “trang trí” chữ bằng bóng!
3. Khổ chữ. Không gì khó chịu hơn khi diễn giả trình bày slide mà khán giả không đọc được vì khổ chữ quá nhỏ. Nhưng trong thực tế thì vấn đề này xảy ra rất nhiều lần, mà diễn giả thì có vẻ rất vô tư, không quan tâm đến khán giả. Kinh nghiệm của tôi cho thấy nên chọn cỡ chữ từ 18 đến 30. Nếu chọn kiểu chữ Arial thì khổ chữ 18 hay 20 là hợp lí; nếu chọn kiểu chữ Calibri thì kích thước phải cỡ 25 hay 30 mới dễ đọc. Mỗi slide nên có tựa đề, và tựa đề nên có kích thước 35 đến 45.   Nếu có ghi chú (footnote) thì có thể dùng kích thước 12.
4. Quá nhiều chữ trong slide. Một trong những sai lầm phổ biến nhất là diễn giả trình bày quá nhiều chữ trong một slide. Có nhiều slide, tôi không phân biệt được là một đoạn văn hay là một power point. Thật vậy, có nhiều người vì lí do nào đó (có thể là lười biếng) nên cắt từ Word và dán vào slide. Cũng có người có thể do sợ không thuộc bài, nên viết hết những câu văn trên slide như là một văn bản. Đây là một sai lầm tai hại, vì khán giả sẽ không theo dõi được. Nghiên cứu tâm lí chỉ ra rằng, một người bình thường chỉ có thể lĩnh hội nội dung slide trong vòng 20-30 giây; nếu qua thời gian đó mà không lĩnh hội được thì họ sẽ bỏ, và diễn giả đã thất bại trong việc truyền đạt thông tin.
Để khắc phục vấn đề này, cần phải biết “qui ước n x n”. Theo qui ước này, nếu slide có n dòng, thì mỗi dòng chỉ nên có n chữ. Chẳng hạn như nếu slide có 5 dòng thì mỗi dòng nên có 5 chữ. Một slide có 6 dòng trở nên là quá nhiều. Số dòng lí tưởng là 3-5.
Những lỗi phổ biến trong trình bày Powerpoint - GS Nguyễn Văn Tuấn

5. Viết slide như viết văn bản. Người thiếu kinh nghiệm thường soạn slide như họ viết văn bản, tức là câu cú có chủ từ, động từ, theo đúng văn phạm. Dĩ nhiên, không có gì sai trong cách làm như thế, nhưng đó là cách làm thiếu tính chuyên nghiệp. Người có kinh nghiệm soạn slide theo công thức telegraphic, tức viết giống như viết điện tín ngày xưa, hay như cách phóng viên viết tiêu đề bài báo. Cách viết telegraphic có hiệu quả giảm số chữ trong mỗi slide, và giúp diễn giả tập trung vào cách diễn giải vấn đề hơn là đọc. Một cách phân biệt cách viết theo kiểu văn bản và telegraphic như sau:
Văn bản: Loãng xương là một bệnh với đặc điểm mật độ xương suy giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương.
Telegraphic: Loãng xương – mật độ xương giảm à nguy cơ gãy xương tăng.
Tất cả slide, ngoại trừ những trích dẫn nguyên văn, nên được viết theo kiểu điện tín.
Những lỗi phổ biến trong trình bày Powerpoint - GS Nguyễn Văn Tuấn
Những vấn đề liên quan đến nội dung
6. Không có thông điệp chính. Có nhiều hội nghị mà chúng ta khi nghe xong một bài thuyết trình nhưng chẳng biết diễn giả muốn nói gì, hay mình đã tiếp thu thông tin gì. Vấn đề ở đây là diễn giả đã thất bại cung cấp một thông điệp chính. Mỗi một bài thuyết trình phải có một thông điệp chính. Thông điệp chính cần phải trình bày trong một slide mà tiếng Anh gọi là money slide, hiểu nôm na là một “slide ăn tiền”. Nếu thông điệp chính không có trong bài thuyết trình thì khán giả cảm thấy mất thì giờ đến nghe vì chẳng có tiếp thu được thông tin gì xứng đáng. Do đó, trước khi soạn bài nói chuyện, diễn giả cần phải suy nghĩ cẩn thận cái money slide là gì, trước khi soạn những slide khác.
7. Chất lượng thông tin nghèo nàn. Nhiều bài thuyết trình mà trong đó diễn giả trình bày những thông tin nghèo nàn, thiếu tính liên đới đến chủ đề chính, và hệ quả là khán giả không nắm lấy vấn đề một cách logic. Làm một bài thuyết trình bằng powerpoint không phải là một thử nghiệm về kĩ năng viết, mà là kĩ năng chọn thông tin và thể hiện thông tin. Thông tin phải chính xác, đáng tin cậy, và được thể hiện một cách thích hợp. Chẳng hạn như trong khoa học, những cách thể hiện dữ liệu bằng biểu đồ bánh (pie chart) là vô dụng nhất, thiếu tính chuyên nghiệp nhất, và nhàm chán nhất.
8. Dùng hoạt hình quá nhiều. Nhiều người thích dùng hoạt hình (animation) trong bài thuyết trình. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Giới khoa học nói chung tương đối bảo thủ, hiểu theo nghĩa không thích đùa như trẻ con. Hoạt hình được xem là một hình thức khoe kĩ thuật của trẻ con. Hoạt hình còn làm cho khán giả phân tâm, thay vì tập trung vào thông tin thì họ lại chú ý đến những hình ảnh hay những con chữ nhảy nhót một cách … vô duyên. Cần tránh hoạt hình trong các báo cáo khoa học.
9. Dùng clipart quá nhiều. Ngoài hoạt hình, một số diễn giả có xu hướng dùng clipart một cách thái quá. Có thể dùng để minh hoạ cho một vài ý tưởng qua clipart, nhưng nếu dùng quá nhiều thì sẽ gây phản tác dụng, vì sẽ giảm sự tập trung của khán giả.
Những vấn đề liên quan đến phong cách trình bày
10. Đọc slide. Có quá nhiều diễn giả trong các hội nghị ở Việt Nam đọc slide, và đó là một “đại kị”. Khi diễn giả đọc slide, khán giả sẽ nghĩ diễn giả chỉ là một cái máy nói, không am hiểu vấn đề, và thụ động. Đọc slide làm cho diễn giả quay lưng lại với khán giả, trong khi “nhiệm vụ” của diễn giả là nói chuyện với khán giả chứ không phải nói với … slide. Đọc slide còn gây một ấn tượng phản cảm, vì khán giả nghĩ rằng diễn giả chỉ nói những gì ai đó đã soạn cho để nói (trong thực tế cũng có vấn đề này).
Những lỗi phổ biến trong trình bày Powerpoint - GS Nguyễn Văn Tuấn
Những lỗi phổ biến trong trình bày Powerpoint - GS Nguyễn Văn Tuấn

11. Nói chuyện không dính dáng gì đến slide. Ngược lại với đọc slide là những diễn giả nói chuyện chẳng liên quan gì đến slide đang trình chiếu. Dĩ nhiên, đây là một tín hiệu cho thấy diễn giả đang lạc đề hoặc không có tập dượt trước, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy diễn giả không nắm vững vấn đề. Vì không nắm vững vấn đề bắt đầu … lan man. Tình trạng này xảy ra rất nhiều khi diễn giả không phải là người soạn slide (mà ai đó soạn cho).
Nên nhớ rằng khi thuyết trình khoa học, diễn giả cần phải có tạo niềm tin bằng cách trình bày những nghiên cứu hay tác phẩm của mình. Nếu trong một bài nói chuyện mà diễn giả chẳng có cái gì của mình, toàn là dữ liệu của người khác, hoặc do người khác soạn, thì khán giả sẽ nghĩ rằng diễn giả chỉ là một cái "máy nói", một con rối.
12. Không dùng laser pointer. Một trong những “bệnh” khá phổ biến ở các diễn giả Việt Nam là không dùng laser pointer. Một bài thuyết trình khoa học có nội dung không phải dễ theo dõi, nhất là có những giản đồ phức tạp minh hoạ cho một qui trình khoa học, do đó diễn giả cần phải dẫn dắt khán giả bằng cách dùng laser pointer để chỉ đến những chỗ đang nói. Không có laser pointer, khán giả sẽ rất khó theo dõi, và họ sẽ bỏ cuộc nếu sau 30 giây mà không hiểu diễn giả muốn nói gì.
Nhưng cũng nên sử dụng pointer thích hợp. Một thói quen ngược lại không dùng pointer là dùng tuỳ tiện, quơ pointer ở những vị trí chẳng liên quan gì đến slide. Có người do vô ý hay hồi hộp cứ quơ laser pointer trên trần nhà làm khán giả cứ theo dõi và buổi trình bày trở nên hài hước.
13. Nói quá giờ. Một “bệnh” cực kì phổ biến ở các diễn giả Việt Nam là nói quá giờ. Nói quá giờ cho phép là một sự bất lịch sự đối với diễn gỉa kế tiếp (có người nói nặng nề hơn là “ăn cắp” thì giờ). Nói quá giờ còn gây rối loạn đến chương trình và gây khó khăn cho ban tổ chức. Cố gắng nói đúng giờ cho phép. Một ước tính quan trọng là mỗi slide trung bình tốn 1 phút. Do đó, nếu bài báo cáo 15 phút thì diễn giả chỉ nên có 15 slides, hay tối đa là 20 slides (kể cả tựa đề, phần cảm tạ, và conflict of interest).
14. Điệu bộ khi trình bày. Tuy không phổ biến lắm, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn thấy những diễn giả có những điệu bộ không thân thiện với khán giả. Những điệu bộ này có thể kể đến như bỏ tay vào túi quần, dùng ngón tay trỏ chỉ vào khán giả, khoanh tay ngang ngực, v.v. Những động thái như thế gây ấn tượng hống hách, xem thường khán giả, nên rất phản cảm. Cần phải tuyệt đối tránh!
15. Làm chủ toạ theo kiểu dạy đời. Ngoài những “bệnh” trên, còn có một bệnh khác tôi hay thấy trong các hội nghị ở Việt Nam là vai trò của chủ toạ. Rất thường xuyên tôi thấy chủ toạ đóng vai trò tóm lược và phê bình báo cáo của diễn giả. Có chủ toạ còn lên lớp cho diễn giả. Đó là một việc làm hết sức mất lịch sự, vô lễ, vô văn hoá khoa học, và phản cảm. Có nhiều trường hợp sự việc xảy ra một cách hài hước, vì người chủ toạ nói sai (do không có cùng chuyên môn, hay chuyên môn chưa vững). Trong thực tế, chủ toạ các phiên họp khoa học có nhiệm vụ giới thiệu bài nói chuyện, điều khiển buổi họp sao cho đúng giờ, và nếu không có ai đặt câu hỏi thì chủ toạ đóng vai trò “khơi mào” câu hỏi cho diễn giả. Nên nhớ rằng người chủ toạ không có chức năng tóm lược và phê bình bài báo của diễn giả.
***
Trên đây là một số vấn đề (nhưng cũng có thể xem là “sai lầm”) trong báo cáo khoa học bằng powerpoint. Những sai lầm này đặc biệt phổ biến trong các hội nghị ở Việt Nam mà người viết bài này từng trải nghiệm trong thời gian trên dưới 10 năm qua. Sai lầm không phải là vấn đề (vì ai cũng phạm phải); vấn đề là học hỏi từ sai lầm. Học hỏi từ người đi trước là có hiệu quả nhất và nhanh nhất. Trong bài này, tôi đã trình bày một số lời khuyên để khắc phục cho mỗi sai lầm. Tôi đã từng học hỏi từ những sai lầm như thế này. Nhiều đồng nghiệp và nghiên cứu sinh của tôi đã học từ những lời khuyên này và họ đã thành công. Do đó, tôi hi vọng rằng những lời khuyên trong bài này sẽ giúp ích cho các bạn thành công trong lần báo cáo sắp tới.

Nguồn: Blog của GS Nguyễn Văn Tuấn 




Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là một nhà nghiên cứu loãng xương nổi tiếng trên thế giới với hơn 250 công trình nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí y khoa và khoa học quốc tế. Ông hiện đang là Principal Fellow (1) đứng đầu một lab chuyên nghiên cứu về di truyền và dịch tễ học loãng xương thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc), là giáo sư y khoa của Đại học New South Wales, là giáo sư xuất sắc của Đại học Công nghệ Sydney, và là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Khon Kaen (Thái Lan) và Đại học Tôn Đức Thắng. Ông bảo vệ thành công hai bằng tiến sĩ tại Đại Học Sydney (chuyên ngành thống kê dịch tễ học) và Đại Học New South Wales (chuyên ngành y khoa). Ông có kinh nghiệm làm nghiên cứu tại nhiều nước như Thuỵ Sỹ, Anh, Mĩ, Na Uy, Thái Lan, và hợp tác với hơn 30 viện, bệnh viện và nhiều trường đại học trên thế giới. Giáo sư Tuấn rất nổi tiếng trong nước với nhiều bài phỏng vấn, sách báo và nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị cho nghiên cứu, đào tạo tại Việt Nam. Ông là một trong 15 nhà khoa học được trao giải thưởng “Vinh danh Nước Việt” vào năm 2005

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.