Chuyên mục "Y khoa"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Y khoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Bệnh nhân nam, 64 tuổi, vào khoa cấp cứu do đau ngực từ 6 tiếng trước. Tiền sử hút thuốc lá, tăng huyết áp, bệnh thận mạn tính giai đoạn 4 và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Điện tâm đồ cho kết quả như trong hình.
Nồng độ troponin T đo bằng xét nghiệm thế hệ 4 là 1,0 ng/ml (giá trị tham chiếu 0 - 0,03).
Bệnh nhân được dùng nitroglycerin dưới lưỡi và đã hết đau ngực.
Ngoài aspirin và clopidogrel, đâu là thuốc điều trị tiếp theo cho bệnh nhân?
A. Truyền nitroglycerin.
B. Dùng heparin trọng lượng phân tử thấp tiêm dưới da.
C. Dùng eptifibatide.
D. Truyền heparin không phân đoạn.
E. Dùng dabigatran.

Đáp án:
D. Truyền heparin không phân đoạn.
------------------------------------------------------
Điểm then chốt: Ngoài clopidogrel và aspirin, thuốc được khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh thận tiến triển, có bằng chứng về nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên mà không đau ngực là heparin không phân đoạn dùng đường tĩnh mạch.
Giải thích chi tiết:
Heparin không phân đoạn đường tĩnh mạch giúp giảm nguy cơ tử vong và nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên.
Heparin trọng lượng phân tử thấp có thể dùng cho bệnh nhân có hội chứng vành cấp với chức năng thận bình thường. Mặc dù vẫn có thể dùng thuốc này một cách thận trọng với liều có điều chỉnh cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận, nói chung không khuyến cáo thường qui heparin trọng lượng phân tử thấp cho đối tượng này.
Eptifibatide là thuốc ức chế receptor glycoprotein IIb/IIIa chống ngưng tập tiểu cầu. Các thuốc ức chế receptor glycoprotein IIb/IIIa nói chung không được khuyến cáo thường qui cho bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên đã dùng liệu pháp kép chống ngưng tập tiểu cầu và không có triệu chứng. Hơn nữa, cần thận trọng khi dùng eptifibatide cho bệnh nhân có bệnh thận tiến triển, chống chỉ định ở bệnh nhân có creatinine huyết thanh trên 354 mcmol/l.
Có thể truyền nitroglycerin ở bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp nếu nitroglycerin dưới lưỡi và opioid không giúp làm giảm đau ngực. Thuốc không có vai trò trong điều trị bệnh nhân không đau ngực.
Dabigatran là thuốc ức chế trực tiếp thrombin được cấp phép trong chống đông ở bệnh nhân rung nhĩ, không có vai trò trong điều trị bệnh nhân có hội chứng vành cấp.
------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Anderson JL et al. 2011 ACCF/AHA focused update incorporated into the ACC/AHA 2007 guidelines for the management of patients with unstable angina/non-ST-elevation myocardial infarction: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines. Circulation 2011 Mar 30; 123:e426.
2. Stone GW et al. Routine upstream initiation vs deferred selective use of glycoprotein IIb/IIIa inhibitors in acute coronary syndromes: the ACUITY Timing trial. JAMA 2007 Feb 15; 297:591.
------------------------------------------------------
Nguồn: NEJM.
Người dịch : ThS. BS. Nguyễn Trần Bách
Đăng tải bởi: TT Dược lý LS YHN

Bệnh nhân nam, 83 tuổi, cách vào viện 8 ngày xuất hiện nghẹt mũi, đau họng, sốt nhẹ, đau cơ, chán ăn và đau đầu. Bệnh nhân ăn uống hạn chế, sau khi dùng naproxen và acetaminophen thì các triệu chứng cải thiện. Hai ngày nay xuất hiện mệt mỏi, chán ăn và tiểu ít. Tiền sử tăng huyết áp và rối loạn lipid máu, được điều trị bằng lisinopril, hydrochlorothiazide và pravastatin từ vài năm nay. Xét nghiệm chức năng thận và gan từ vài tháng trước nằm trong giới hạn bình thường.
Khám thấy huyết áp 150/86 mmHg, nhịp tim 72 lần/phút, nhịp thở 20 lần/phút, thân nhiệt 36,5 độ C. Toàn trạng mệt mỏi, không vàng da, niêm mạc. Tĩnh mạch cổ nổi nhẹ, ran nhỏ hai đáy phổi, phù nhẹ hai chi dưới. Khám bụng không phát hiện bất thường. Khám thần kinh thấy rối loạn ý thức nhẹ.
Xét nghiệm thấy urea máu 20,7 mmol/L (giá trị tham chiếu 3,6 - 7,3 mmol/L), creatinin 407 mcmol/L (giá trị tham chiếu 70 - 115 mcmol/L), kali 5,2 mmol/L (giá trị tham chiếu 3,5 - 5,0 mmol/L). Tổng phân tích nước tiểu: esterase (-), nitrit (-), hồng cầu (-), bilirubin (-), glucose (-), protein 1+. Cặn niệu có 0 đến 2 tế bào hồng cầu/vi trường (giá trị tham chiếu 0 - 2), 1 đến 3 bạch cầu/ vi trường (giá trị tham chiếu 0 - 2), một ít trụ hạt và trụ hyalin, không có vi khuẩn niệu.
Đâu là nguyên nhân nghĩ tới nhiều nhất gây ra các kết quả xét nghiệm bất thường nêu trên của bệnh nhân?
A. Ban Schonlein - Henoch.
B. Tổn thương thận cấp do thuốc.
C. Hội chứng tan máu - ure máu cao.
D. Bệnh thận do IgA.
E. Viêm thận kẽ.

Đáp án:
B. Tổn thương thận cấp do thuốc.
------------------------------------------------------
Điểm then chốt: Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn và thiểu niệu là các triệu chứng điển hình trong hội chứng ure máu cao.
Giải thích chi tiết:
Bệnh nhân này ăn uống kém từ vài ngày trước trong thời gian bị viêm đường hô hấp trên. Tình trạng giảm thể tích do ăn uống kém, còn có thể kèm theo hiện tượng tăng mất dịch khó nhận ra do tình trạng sốt, kèm theo việc điều trị bằng thuốc ức chế enzyme chuyển angiotensin (ACE), thuốc lợi tiểu và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) rất có thể dẫn tới tổn thương thận cấp, điều này đã được khẳng định bằng kết quả creatinine huyết thanh cao. Triệu chứng giảm thể tích nước tiểu hiện tại của bệnh nhân diễn ra trùng với các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn và rối loạn ý thức đều rất có thể có nguyên nhân do ure máu cao, nhiều khả năng nhất là hệ quả của tổn thương thận cấp do thuốc.
Trong bệnh cảnh giảm thể tích, thận có thể duy trì hoạt động lọc cầu thận bình thường bằng cách giãn tiểu động mạch đến nhờ tác dụng của prostaglandin và co tiểu động mạch đi qua tác dụng của angiotensin II. Tuy nhiên, do bệnh nhân này dùng NSAID và vẫn tiếp tục dùng thuốc ức chế ACE, các thuốc này ức chế hai cơ chế tự điều hòa nói trên. Ngoài ra, bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc lợi tiểu, có thể góp phần khiến giảm thể tích nặng hơn. Tất cả những điều này gộp lại có thể dẫn tới tổn thương thận cấp.
NSAID có thể gây viêm thận kẽ, tuy nhiên diễn biến thời gian và bệnh sử trong trường hợp này phù hợp hơn với tổn thương thận cấp do thuốc. Khi một thuốc gây viêm thận kẽ, thời gian trung bình từ khi bắt đầu dùng thuốc tới khi có dấu hiệu đầu tiên của rối loạn chức năng thận là 10 ngày, tuy vậy thời gian này có thể ngắn hơn nếu bệnh nhân đã từng dùng thuốc từ trước. Vì creatinin huyết thanh của bệnh nhân vượt quá 4 mg/dL (353 mcmol/L), khởi phát rối loạn chức năng thận được cho là diễn ra trong ít nhất 4 ngày. Khoảng thời gian này khiến ít nghĩ đến viêm thận kẽ. Viêm thận kẽ có thể đi kèm sốt, phát ban, tăng bạch cầu ái toan, đái mủ và thậm chí cả trụ bạch cầu niệu. Không có các yếu tố này cũng không loại trừ viêm thận kẽ nhưng tính đến thời gian diễn biến bệnh khiến ta không thể nghĩ tới chẩn đoán này.
Hội chứng tan máu - ure máu cao đặc trưng bởi thiếu máu tan máu, suy thận cấp và giảm tiểu cầu. Chủ yếu gặp ở trẻ em, hầu hết các trường hợp trước đó có tiêu chảy do Escherichia coli O157:H7.
Ban Schonlein - Henoch thường xuất hiện sau nhiễm trùng và đặc trưng là phát ban, viêm khớp và đau bụng, các triệu chứng này đều không xuất hiện ở bệnh nhân đã nêu.
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh thận IgA xuất hiện một hoặc nhiều đợt đái máu đại thể trong vòng 1 đến 2 ngày sau nhiễm trùng hô hấp, trong khi các trường hợp khác thấy hồng cầu niệu vi thể và protein niệu. Bệnh thường giới hạn ở thận và nói chung không kèm theo tăng ure máu.
------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Lapi F et al. Concurrent use of diuretics, angiotensin converting enzyme inhibitors, and angiotensin receptor blockers with non-steroidal anti-inflammatory drugs and risk of acute kidney injury: nested case-control study. BMJ 2013; 346:e8525.
2. Abuelo JG. Normotensive ischemic acute renal failure. N Engl J Med 2007 Aug 23; 357:797.
3. Rahman M et al. Acute kidney injury: a guide to diagnosis and management. Am Fam Physician 2012 Oct 1; 86:631.
------------------------------------------------------
Nguồn: NEJM.
Người dịch : ThS. BS. Nguyễn Trần Bách
Đăng tải bởi: TT Dược lý LS YHN

Một số bình luận khác:
1. ACEI ( Lisinopril) ức chế tác động co mạch của Angiotensin II ở tiểu động mạch đi cầu thận => Gây giãn tiểu động mạch đi (1). 
NSAID ( Naproxen) ức chế sản xuất Prostagladin, chất này có tác dụng giãn động mạch đến ở cầu thận => Co tiểu động mạch đến(2). 
(1), (2) => giảm độ lộc cầu thận, diễn tiến suy thận cấp do thuốc.
2. ACEI/ARB, NSAID và lợi tiểu đều là những thuốc có nguy cơ gây tổn thương thận cấp. Tuy nhiên khi cả 3 thuốc này kết hợp với nhau (triple whammy) thì nguy cơ tổn thương thận cấp tăng lên cao nhất (tăng 31%). Đã có rất nhiều bài viết đề cập đến AKI do sự kết hợp cả 3 thuốc này. Thời gian xảy ra tổn thương thận cấp khoảng 3-7 ngày, đó là khi nồng độ NSAID trong huyết tương cao nhất. Nếu xem kỹ hơn thì tình trạng ban đầu của BN chỉ cần sử dụng paracetamol là đc, không cần thêm NSAID để dẫn đến AKI sau khoảng 1 tuần điều trị https://bpac.org.nz/2018/docs/triple-whammy.pdf

CHIA SẺ BÁO CÁO HỘI NGHỊ DƯỢC BỆNH VIỆN HÀ NỘI - 2019


Tài liệu này được share công khai, tuy nhiên có lẽ nhiều anh chị chưa được biết đến.
Vì vậy Fanpage xin chia sẻ đến anh chị Full Các slide của Hội nghị. Hi vọng sẽ giúp ích cho công tác chăm sóc bệnh nhân. 
Hội nghị Khoa học Dược Bệnh viện Hà Nội mở rộng lần thứ 7 năm 2019
Link tải: https://drive.google.com/file/d/1eKH6JYVb-8JaOtmKSFZfsH-j71Z2837r/view 

Danh sách báo cáo:
1. Mô hình hoạt động của dược sĩ lâm sàng trên bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Vinmec Times City
2. Phát triển mô hình hoạt động của dược sĩ trên các khoa lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
3. Tác động của dược sĩ tư vấn lên kỹ thuật sử dụng dụng cụ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hen phế quản và bệnh nhân COPD – Từ Nghiên cứu đến Phát triển mô hình tư vấn bệnh nhân tại bệnh viện Phổi Trung Ương
4. Giám sát tích cực phản ứng có hại của thuốc thông qua bộ công cụ phát hiện tín hiệu tại một đơn vị lâm sàng chuyên khoa tim mạch tuyến trung ương.
---
1. Báo cáo thực trạng triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh (AMS)
toàn quốc (Cục quản lý khám chữa bệnh – ĐH Dược Hà Nội – WHO)
2. Thực trạng sử dụng colistin tại một số bệnh viện Hà Nội và kinh nghiệm xây dựng hướng dẫn sử dụng Colistin phù hợp với thực tế bệnh viện
3. Hiệu quả chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Từ Dũ
4. Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh (AMS) tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô - kinh nghiệm triển khai hoạt động Xây dựng Hướng dẫn điều trị và giám sát kê đơn
5. Sử dụng kháng sinh theo giá trị nồng độ procalcitonin - từ tổng quan đến thực hành
6. Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh (AMS) tại bệnh viện E – kinh nghiệm từng bước thiết lập chương trình và những kết quả bước đầu
---
1. Ảnh hưởng của nồng độ methotrexat đến một số biến cố bất lợi trên bệnh nhân nhi mắc lơ-xê-mi cấp dòng lympho tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương
2. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tạo hồng cầu trên bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Thận Hà Nội
3. Triển khai hoạt động dược lâm sàng nhằm tăng cường hiệu quả chương trình kháng sinh dự phòng tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện đa khoa Đức Giang
4. Triển khai hoạt động dược lâm sàng trong điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.
5. Chương trình quản lý kháng sinh trong bệnh viện: quản lý kháng sinh dự trữ fosfomycin IV tại bệnh viện Thanh Nhàn
6. Thực trạng sử dụng thuốc trong doạ đẻ non tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2017
7. Cải tiến quy trình quản lý thuốc và vật tư y tế tiêu hao tại khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Vinh
8. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc dự phòng nôn và buồn nôn do hoá chất trên bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội
9. Khảo sát kỹ thuật sử dụng insulin của bệnh nhân đái tháo đường typ2 tại bệnh viện Hữu Nghị
10. Triển khai chương trình kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
11. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
12. Đánh giá hiệu quả can thiệp nhằm tăng tỷ lệ tuân thủ quy định sử dụng kháng sinh dự phòng tại bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Vinh giai đoạn 2018 – 2019
13. Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy tại Bệnh viện Hữu Nghị
14. Thu hoạch từ chuyến đi thực tế một số bệnh viện tại Australia - Ý tưởng áp dụng phát triển hoạt động dược bệnh viện tại Bệnh viện Nhi Trung Ương

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng PubMed - Tiếng Việt

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng PubMed - Tiếng Việt

LINK TẢI: 

https://drive.google.com/file/d/1qeDWJX0Vdv_MyuQ9OFdbw6yVn6a1Iggz/view?usp=sharing

Mục tiêu Khi kết thúc lớp tập huấn, bạn có thể: 

• Hiểu khả năng và nội dung PubMed. 
• Hiểu cách sử dụng từ khóa MeSH để mô tả và truy cập các trích dẫn. 
• Xây dựng một tìm kiếm bằng cách sử dụng MeSH và các công cụ tìm kiếm PubMed (Details, Limits, History, Search Builder, etc.) 
• Quản lý Kết quả bằng cách sử dụng các chức năng hiển thị, xếp thứ tự, khay nhớ tạm, lưu, in, gởi email và đặt mua. 
• Lưu phương pháp tìm kiếm. 
• Hiển thị theo ý muốn (sử dụng My NCBI).
• Liên kết đến bài báo toàn văn và các nguồn thông tin khác. 
• Sử dụng các bộ lọc và các vấn tin đặc biệt và các công cụ PubMed/NCBI khác. 

Problem-Oriented Medical Diagnosis 7th - Tiếp cận chẩn đoán theo vấn đề

Problem-Oriented Medical Diagnosis 7th - Tiếp cận chẩn đoán theo vấn đề

Link tải: https://drive.google.com/open?id=1EG_ycmTr3811Du4AyYbaLuGaYTytncbf

Link dự phòng

Cuốn sách nay đã có bản cập nhật mới nhất là bản thứ 7. 
Đây là bản hướng dẫn từng bước một biện luận để chẩn đoán 75 các vấn đề bệnh lý thường gặp trong Nội khoa. Cuốn sách tập trung vào việc phân tích các dấu hiệu và triệu chứng, bệnh sử, thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm thích hợp để có được chẩn đoán xác định. 
Khác với các sách hướng dẫn lâm sàng khác chủ yếu trình bày theo từng case bệnh, thì cuốn sách này trình bày theo từng triệu chứng hội chứng thường gặp và trình bày rất hệ thống. 

Mục lục

Sách gần 500 trang với 10 chương
Chương 1: Các vấn đề thường gặp: Phù, Mệt mỏi, Mất sức mạn tính, Sốt không rõ nguyên nhân, Sụt cân không giải thích được,...
Chương 2: Vấn đề Da liễu
Chương 3: Vấn đề Tim mạch: Đau ngực, Áp lực TM, Mạch TM cảnh, Mạch Động mạch, Tăng huyết áp,...
Chương 4: Vấn đề Hô hấp: Khó thở, Khò khè, Ho, Ho ra máu, Xanh tím,...
Chương 5: Vấn đề Tiêu hóa: Đau bụng, Buồn nôn - nôn, Ợ nóng, Hội chứng Ruột kích thích, Xuất huyết tiêu hóa, Tiêu chảy, Táo bón,...
Chương 6: Vấn đề Huyết học: Thiếu máu, Bất thường Bạch cầu, Rối loạn chảy máu - đông máu,...
Chương 7: Vấn đề Tiết niệu - Điện giải - Toan kiềm
Chương 8: Vấn đề Cơ xương: Ngón tay dùi trống, Đau khớp vai - khớp háng, Đau lưng
Chương 9: Vấn đề Nội tiết và Chuyển hóa: Tăng giảm đường huyết, Chậm lớn, Vô kinh
Chương 10: Vấn đề Thần kinh: Hôn mê, Chóng mặt,...

Chúng mình có tìm được một bản scan tiếng Anh gửi đến các bạn.

HỘI NGHỊ HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC

Đà Lạt - 04/2018


HỘI NGHỊ HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC Đà Lạt - 04/2018

Link tải: https://drive.google.com/open?id=1THrsRlbyRz2xKTPv4l7dkAlOGQ-UvqfK

Danh sách báo cáo:
1. CẬP NHẬT LIỆU PHÁP THAY THẾ HUYẾT TƯƠNG - (Therapeutic Plasma Exchange - An Update) - BS. Huỳnh Quang Đại; BS.CKII. Phan Thị Xuân; TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo - Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Chợ Rẫy - BM Hồi Sức-Cấp Cứu-Chống Độc, ĐHYD TPHCM
2. PHÒNG, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ - Thông tư số 51/2017/TT-BYT
3. NGHIÊN CỨU HỒI CỨU VỀ NHIỄM ĐỘC DO RẮN SẢI CỔ ĐỎ CẮN - BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 2005 - 2016 - NGUYỄN THỊ THỦY NGÂN - KHOA BỆNH NHIỆT ĐỚI- BV CHỢ RẪY
4. Đánh giá trương lực mạch máu trong sốc - Lê Hữu Thiện Biên -Khoa hồi sức tích cực, BV ĐHYD TPHCM -Bộ môn hồi sức-cấp cứu-chống độc, ĐHYD TPHCM
5. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG PARAQUAT HUYẾT TƯƠNG TẠI TTCĐ BVBM VÀ ỨNG DỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ - VŨ ANH PHƯƠNG - TTCĐ BVBM
6. Update on PK/PD of antibiotics applied to critically ill patients: Focus on β-lactams and vancomycin - Cập nhật về PK/PD kháng sinh ứng dụng ở bệnh nhân hồi sức: beta-lactam và vancomycin 1 - Paul M. Tulkens, MD, PhD - Đơn vị Dược lý phân tử và Tế bào Trung tâm Dược lâm sàng - Viện Nghiên cứu Dược Louvain - Đại học Công giáo Louvain, Brussels, vương quốc Bỉ
7. LỌC MÁU LIÊN TỤC CHO BỆNH NHÂN CÓ TỔN CÓ VÀ KHÔNG CÓ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP TẠI ICU - CRRT for AKI and non AKI patients in the ICU - Thomas RIMMELE – MD PhD - Anesthesiology and Intensive Care Medicine - Edouard Herriot Hospital - LYON, FRANCE
8. CẬP NHẬT Các dấu hiệu sinh học chẩn đoán nhiễm khuẩn - Update on Sepsis Biomarkers - William T. McGee, M.D. MHA, FCCM, FCCP - Critical Care Medicine - Associate Professor of Medicine and Surgery - University of Massachusetts
9. Lạm dụng các loại ma túy mới: Ý nghĩa lâm sàng - Scott Phillips, MD, FACP, FACMT, FAACT - PGĐ chuyên môn - Trung tâm chống độc Washington
10. Hiệu quả của chương trình quản lý kháng sinh trong việc kiểm soát sử dụng kháng sinh tại khoa Hồi sức tích cực và dự phòng trong phẫu thuật - TS BS Phạm Thị Ngọc Thảo - Phó Chủ tịch Hội Hồi sức – Cấp cứu – Chống độc Việt Nam - Trưởng Bộ môn Hồi sức Cấp cứu và Chống độc ĐHYD TPHCM - Phó Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy
11. CHỐNG ĐÔNG VÀ KIỂM SOÁT ĐÔNG MÁU TRONG ECMO - BS CKII PHAN THỊ XUÂN
KHOA HSCC – BV CHỢ RẪY
12. Use of Oxiris during CVVH in patients with septic shock and AKI - Sử dụng màng lọc oXiris trong lọc máu liên tục điều trị bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn và tổn thương thận cấp - Use of Oxiris during CVVH in patients with septic shock and AKI - Thomas RIMMELE – MD PhD - Anesthesiology and Intensive Care Medicine - Edouard Herriot Hospital - LYON, FRANCE
13. VAI TRÒ CỦA PROCALCITONIN TRONG NHẬN ĐỊNH DẤU HIỆU NHIỄM TRÙNG VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHÁNG SINH - Procalcitonin to Predict Septic Shock & Guide Antibiotic Therapy - William T. McGee, M.D. MHA, FCCM, FCCP - Critical Care Medicine - Associate Professor of Medicine and Surgery - University of Massachusetts
14. SỬ DỤNG THANG ĐIỂM Q SOFA & SIRS TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ TIÊN LƯỢNG MỨC ĐỘ NẶNG Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN - Utility of Q SOFA & SIRS Criteria for diagnosis of Sepsis & Prediction of Mortality - William T. McGee, M.D. MHA, FCCM, FCCP - Critical Care Medicine - Associate Professor of Medicine and Surgery - University of Massachusetts
15. Cập nhật và tối ưu hóa sử dụng carbapenem ở bệnh nhân hồi sức - Updating and optimizing carbapenem use in critically ill patients - Paul M. Tulkens, MD, PhD - Đơn vị Dược lý phân tử và Tế bào - Trung tâm Dược lâm sàng - Viện Nghiên cứu Dược Louvain - Đại học Công giáo Louvain, Brussels, vương quốc Bỉ
16. CÁC HƯỚNG DẪN MỚI VỀ NHIỄM KHUẨN - New Sepsis Guidelines - William T. McGee, M.D. MHA, FCCM, FCCP - Critical Care Medicine - Associate Professor of Medicine and Surgery - University of Massachusetts
17. Kiểm soát nhiễm nấm xâm lấn nặng ở bệnh nhân Hồi sức - The management of serious fungal infections in the ICU - J. Christopher Farmer
18. Oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể - Extracorporeal Membrane Oxygenation (ECMO) ở bệnh nhân hồi sức - J. Christopher Farmer
19. KÊ TOA DỊCH TRUYỀN CHO BỆNH NHÂN HỒI SỨC VÀ CHẤN THƯƠNG - The Volume prescription Rx for the Critically Ill and Injured - William T. McGee, M.D., M.H.A. FCCM, FCCP - Intensivist - Baystate Medical Center, Springfield, MA - Associate Professor of Medicine and Surgery - Tufts University School of Medicine - Boston, MA
20. Lactic Acid - Lactate và những thay đổi của nó - Lactic Acid - Kinetics and Clinical Use - JOSHUA SOLOMON, MD - ASSOCIATE PROFESSOR OF MEDICINE - NATIONAL JEWISH HEALTH - DENVER, CO
21. TỔNG QUAN THUỐC VẬN MẠCH - Christopher Allison, MD - Resident Physician - Maine Medical Center Department of Emergency Medicine
22. Áp lực đẩy: Khái niệm, Sinh lý học, Giá trị và giới hạn, Điều chỉnh trong bệnh nhân ARDS - Driving Pressure - Definition, Physiology, Value and Limitations - JOSHUA SOLOMON, MD - ASSOCIATE PROFESSOR OF MEDICINE - NATIONAL JEWISH HEALTH - DENVER, CO
23. Các tổn thương do hít khói - Inhalation Injuries Shaila DeLea DO PGY2 - Maine Medical Center - Department of Emergency Medicine - Portland, Maine, USA
24. Tiếp cận bệnh nhân ngộ độc Carbon Monoxit, Cyanua và Sunphua hydro và Các câu hỏi lâm sàng về thuốc giải độc - Carbon Monoxide, Cyanide, and Hydrogen Sulfide - Antidote Treatment Clinical Questions - Tammi H. Schaeffer, DO, FACEP, FACMT, FAACT - PGS cấp cứu, trường Y, ĐH Tufts, Boston MA USA - Giám đốc y khoa, TTCĐ Bắc New England, Portland ME USA - BS cấp cứu, Trung tâm y tế Maine, Portland ME USA
25. Emerging Drugs of Abuse: Clinical Implications - Scott Phillips, MD, FACP, FACMT, FAACT - PGĐ chuyên môn - Trung tâm chống độc Washington
26. Biomarkers and Acute Kidney Injury - William T McGee MD MHA FCCM - Associate Professor of Medicine and Surgery - University of Massachusetts 

 Sách dịch Learn ECG in a day - Sajjan M

Link tải: https://drive.google.com/open?id=1qHxBgQPYbakrJ1r3pL7fndkKLfRVozXi

Mục lục sách:

1. Lịch sử ECG ........................................................................4
2. Sinh lý hệ thống dẫn truyền trong tim............................5
3. Điện tâm đồ.........................................................................8
4. Các chuyển đạo ECG.......................................................10
5. Cách mắc các chuyển đạo.............................................13
6. Hình dạng ECG bình thường...........................................15
7. Tiếp cận hệ thống ECG....................................................18
8. Rối loạn nhịp......................................................................48
9. Tiếp cận rối loạn nhịp.......................................................82
10.Chẩn đoán phân biệt.......................................................83
PHỤ LỤC 1 CÁC DẠNG ECG THƯỜNG GẶP
PHỤ LỤC 2 CÁC TÌNH HUỐNG ECG
PHỤ LỤC 3 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT T ÂM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH


Full BÁO CÁO HỘI NGHỊ KHOA HỌC TIM MẠCH TOÀN QUỐC
THANH HÓA - 10/2017

Full BÁO CÁO HỘI NGHỊ KHOA HỌC TIM MẠCH TOÀN QUỐC THANH HÓA - 10/2017 1. BỆNH CƠ TIM CHU SẢN (Peripartum Cardiomyopathy) - TS.BS.ĐỖ PHƯƠNG ANH - Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai  2. Bệnh cơ tim ở người đái đường - Suy tim không do thiếu máu cơ tim - PGS.TS.BS. Nguyễn Ngọc Quang, FASCC, FSCAI - Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội - Đơn vị Chăm sóc Mạch vành C7 - Viện Tim mạch Việt Nam  3. BỆNH LÝ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ CÓ SUY TIM - CAN THIỆP QUA DA HAY PHẪU THUẬT? - GS. TS. BS VÕ THÀNH NHÂN - ĐH Y Dược – BV Chợ Rẫy - BV Vinmec Central Park - TP Hồ Chí Minh  4. Biomarker trong chẩn đoán và theo dõi điều trị Suy tim - GS.TS.BS. Đặng Vạn Phước - Hội Tim Mạch TPHCM - Khoa Y Đại Học Quốc Gia TP HCM  5. CẬP NHẬT VỀ GHÉP TIM Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI - PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước, TS Phùng Duy Hồng Sơn, TS Phạm Hữu Lư, TS Vũ Ngọc Tú, TS Phạm Tiến Quân - TT Tim – Mạch – Lồng ngực - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – Hà Nội  6. CA LÂM SÀNG - BS. Bùi Vĩnh Hà - Bộ môn tim mạch- trường ĐH Y Hà Nội - Phòng C1- Viện tim mạch- BV Bạch Mai  7. Cá thể hóa Điều trị Tăng huyết áp ở bệnh nhân Suy Tim - PGS. TS. Phạm Mạnh Hùng - Tổng thư ký – Hội Tim Mạch Học Việt Nam - Phó Viện Trưởng – Viện Tim Mạch Việt Nam  8. CÁC BIẾN ĐỔI ĐIỆN TIM CÓ GIÁ TRỊ KHÁC TRONG CHẨN ĐOÁN SUY TIM CẤP - TS.BSCC. Trần Văn Đồng - Viện tim mạch Việt Nam  9. CÁC MẸO ĐỂ TỐI ƯU ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ TÁI ĐỒNG BỘ THẤT - Ths. BSNT. Viên Hoàng Long - Đơn vị chăm sóc mạch vành - C7 – Viện Tim mạch Quốc Gia - Bệnh viện Bạch Mai  10. Case lâm sàng LƯỢC ĐỒ BRUGADA CHO CƠN TIM NHANH - BS. Nguyễn Thị Lệ Thúy - Viện Tim mạch Việt Nam  11. Case Study 1 - Heart Failure -Ms Debra Herring, DMU, AMS - Clinical Echocardiography Educator - Alfred Heart Centre, Melbourne, Australia  12. CẤP CỨU & XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ CẤP - FOR ADVANCED NURSING CARE - TS.BS. Hoàng Bùi Hải - Khoa Cấp cứu & HSTC, BV Đại học Y Hà Nội - Bộ môn Hồi sức Cấp cứu, Đại học Y Hà Nội  13. CẤP CỨU VÀ XỬ LÝ BAN ĐẦU HỘI CHỨNG VÀNH CẤP - Ths. Bs. Lê Thế Anh - BV ĐK tỉnh Thanh Hóa  14. CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN SUY TIM - HỘI TIM CHÂU ÂU 2016 - PGS TS Trần Kim Trang - ĐHYD TP HCM  15. CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP - TS.BS. Hoàng Bùi Hải - Khoa Cấp cứu & HSTC, BV Đại học Y Hà Nội - Bộ môn Hồi sức Cấp cứu, Đại học Y Hà Nội  16. Cập Nhật Điều Trị Tăng Huyết Áp Năm 2017 - PGS. TS. BS. TRẦN VĂN HUY FACC FESC - Phó Chủ Tịch Phân Hội Tăng Huyết Áp Việt Nam - PCT Hội TMMT. Chủ Tịch Hội Tim Mạch Khánh Hòa - Giảng Viên ĐH Buôn Mê Thuột - Giảng Viên Thỉnh Giảng Đại Học YD Huế, Đại Học Tây Nguyên  17. CẬP NHẬT ESC 2017 BỆNH ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIEN - TRAN BA HIEU, MD - Viet Nam National Heart Institue - Bach Mai Hospital  18. CẬP NHẬT NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP 2017 - TS.BS.Nguyễn Thượng Nghĩa - TT Tim mạch - BV Chợ Rẫy  19. CẬP NHẬT VỀ CÁC THUỐC TIM MẠCH THƯỜNG DÙNG TRONG CẤP CỨU - THS.BS. Nguyễn Duy Linh - Viện Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam  20. CHẨN ĐOÁN CƠN TIM NHANH CÓ QRS GIÃN RỘNG TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM - Ths. BSNT. Viên Hoàng Long - Đơn vị chăm sóc mạch vành - C7 – Viện Tim mạch Quốc Gia - Bệnh viện Bạch Mai  21. Chẩn đoán điều trị suy tim ở người lạm dụng rượu - Ths, Bs Lê Đức Thành - BVĐK Thanh Hóa  22. Chẩn đoán và điều trị đái tháo đường týp 2 - PGS.TS. BS. Vũ Thị Thanh Huyền - Giảng viên, Đại học Y Hà Nội - Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương  23. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ PHÌNH TÁCH ĐỘNG MẠCH CHỦ - Ths.BsNT : Lê Xuân Thận - Viện Tim Mạch Việt Nam  24. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH - PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương - Viện Tim mạch Việt nam  25. CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CÁC RỐI LOẠN NHỊP CẤP TÍNH - TS.BSCC. Trần Văn Đồng - Viện tim mạch Việt Nam  26. Chẩn đoán và xử trí Cơn tăng huyết áp cấp - PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch Yến - Viện Tim mạch  27. CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP THƯỜNG GẶP - Ths. BSNT. Viên Hoàng Long - Đơn vị chăm sóc mạch vành - C7 – Viện Tim mạch Quốc Gia - Bệnh viện Bạch Mai  28. CHẸN BETA KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP VÀ LỢI ÍCH CỘNG THÊM - PGS TS Trần Kim Trang - ĐHYD TP HCM  29. CHẸN BÊTA TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM. Chúng ta đã điều trị đạt liều đích chưa?  Role of the beta blockers in the treatment of heart failure - PGS. TS. BS. TRẦN VĂN HUY FACC FESC - Phó Chủ Tịch Phân Hội Tăng Huyết Áp Việt Nam - PCT Hội TM Miền Trung. Chủ Tịch Hội Tim Mạch Khánh Hòa - Giảng Viên ĐH Buôn Mê Thuột - Giảng Viên Thỉnh Giảng Đại Học YD Huế, Đại Học Tây Nguyên  30. CHẸN BETA và ức chế men chuyển trong điều trị suy tim có EF giảm Lựa chọn nào là hợp lý? - BS. Bùi Thế Dũng - BV Đại học Y Dược TP.HCM  31. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG NÀO PHÙ HỢP CHO BỆNH NHÂN SUY TIM - THS.BS. Nguyễn Duy Linh - Viện Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam  32. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ và ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SUY TIM tại VIỆN TIM TP.HCM - TS. BS. ĐỖ THỊ NAM PHƯƠNG  33. CÓ NÊN CẤY MÁY TẠO NHỊP TÁI ĐỒNG BỘ THẤT (CRT) ĐỂ ĐIỀU TRỊ SUY TIM CHO TRẺ EM - PGS.TS Phạm Quốc Khánh, FHRS - Viện Tim mạch Việt nam - Bộ môn Nội Khoa Y Dược ĐHQG Hà nội  34. “Comprehensive Approach To Management of Heart Failure” - Barry. B. Canaday, RN, MS, RDCS, RCS, FASE - Oregon Institute of Technology - Klamath Falls, OR  35. DẤU HIỆU ĐIỆN TÂM ĐỒ NGỘ ĐỘC DIGOXIN - ThS.BS.Đặng Minh Hải - Viện tim mạch quốc gia Việt Nam   36. DẤU HIỆU ĐUÔI SAO CHỔI TRÊN SIÊU ÂM PHỔI TRONG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG Ứ HUYẾT PHỔI Ở BỆNH NHÂN SUY TIM - BS.Nghiêm Xuân Khánh – Đại học Y Hà Nội;TS.BS.Lê Tuấn Thành – Viện Tim Mạch Việt Nam; PGS.TS.Nguyễn Thị Bạch Yến – Viện Tim Mạch Việt Nam  37. Differences between betablockers and angiotensin converting enzyme inhibitor in fluid dynamics - Thach Nguyen MD FACC FSCAI - Methodist Hospital, Merrillville IN  38. Hội thảo vệ tinh - KHÁNG ĐÔNG TRONG DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TIM MẠCH  39. DỰ PHÒNG THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ - BS. NGUYỄN TUẤN HẢI - Viện Tim mạch Việt Nam - Bộ môn Tim mạch – ĐHY Hà Nội  40. DƯỢC LÝ HỌC GENE & ĐIỀU TRỊ CÁ NHÂN HÓA (PHARMACOGENETICS & PERSONALIZED THERAPY) TRONG TIM MẠCH - GS.TS.BS. Đặng Vạn Phước - Hội Tim Mạch TPHCM - Khoa Y Đại Học Quốc Gia TP HCM  41. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÁY TÁI ĐỒNG BỘ TIM TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM Ở BỆNH VIỆN CHỢ RẪY - PGS.TS.BS PHẠM NGUYỄN VINH - BSCKII NGUYỄN TRI THỨC - BSCKI KIỀU NGỌC DŨNG  42. Điều trị chống đông cho bệnh nhân suy tim có nhịp xoang? - TS.BS. Phạm Nh Hùng - Senior Consultant of Cardiology and Electrophysiology - Director of Cath Lab & EP Lab - Hanoi Heart Hospital  43. ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH - BS. TRẦN TUẤN VIỆT - Viện Tim mạch quốc gia - Bộ môn Tim mạch – ĐH Y Hà Nội  44. ĐIỀU TRỊ SUY TIM Ở BỆNH NHÂN TIM BẨM SINH - Ths. BSNT Nguyễn Thị Minh Lý - PGĐ Trung tâm Tim mạch – BVĐHYHN - Giảng viên Bộ môn Tim mạch - ĐHYHN  45. ĐIỀU TRỊ SUY TIM Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VỚI THUỐC CHẸN BETA GIAO CẢM:  Liệu có thể làm giảm tử vong hơn nữa? - ThS.BS. Phan Tuấn Đạt - Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai - Bộ môn Tim mạch – Trường Đại học Y Hà Nội  46. Early detection of cardiac dysfunction by echocardiography in cancer patients undergoing chemotherapy - Lê Tuấn Thành, MD, PhD - Vietnam National Heart Institute, Bach Mai Hospitals  47. Echocardiographic assessment of left ventricular structure and systolic function in patients with heart failure - Eric L. Bonno, MD - Carolina Cardiology Consultants - Greenville Health System  48. GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TÁI NHẬP VIỆN VÀ TỬ VONG CỦA SỨC CĂNG CƠ TIM  Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH - TS. NGUYỄN THỊ THU HOÀI; PGS.TS. NGUYỄN THỊ BẠCH YẾN; ThS. HOÀNG THỊ HÒA  49. Giảm suy tim sau nhồi máu cơ tim Từ điều trị trước viện đến tối ưu ngay trong giai đoạn cấp - PGS.TS.BS. Nguyễn Ngọc Quang, FASCC, FSCAI - Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội - Đơn vị Chăm sóc Mạch vành C7 - Viện Tim mạch Việt Nam  50. THANG ĐIỂM PRIDE TRONG CHẨN ĐOÁN SUY TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LONG AN - Bs Nguyễn Trung Hiếu - Khoa tim mạch - BVĐK Long An  51. HEART FAILURE POSTOPERATIVE VALVE SURGERY - A Practical Approach & Management - Dr Pham Quoc Dat - Vietnam National Heart Institute - Bach Mai Hospital  52.Heart Failure Case #2 - Jennifer Mercandetti BS, ACS, RDCS, FASE  53. Hồi sức sau ngừng hô hấp tuần hoàn – Cập nhật ACLS 2017 - BS Thái Minh Thiện  54. Hở van 3 lá: Khi nào cần xử trí? - TS Hồ Huỳnh Quang Trí - Viện Tim TP HCM  55. Hypertrophic Cardiomyopathy With Apical Aneurysm: unusual case of young male survived from ventricular tachycardia episode - Lê Tuấn Thành, MD, PhD; Nguyễn Ngọc Tráng, MD, Msc; Nguyễn Thị Bạch Yến, Associate Professor, MD, PhD; Jose Banchs, MD, FACC, FASE, Associate Professor; Đỗ Doãn Lợi, MD, FACC, FASE, Professor, MD, PhD  56. ICD TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM KHÔNG DO BỆNH MẠCH VÀNH: những khía cạnh nên cân nhắc - Pham Nhu Hung MD, PhD - Consultant of Cardiology and Electrophysiology. - Director of Cath Lab & EP lab - Hanoi Heart Hospital  57. Imaging in Congestion - Susan A. Mayer, MD, FASE - Assistant Professor - Johns Hopkins School of Medicine  58. Imaging in Right Sided - Valvular Heart Disease - Gregory Tatum, MD - Associate Professor of Pediatric Cardiology - Duke University Health System - Durham, NC USA  59. Is 3D/4D Echocardiography Really a Revolution for Patients with Valvular Heart Disease? - Susan A. Mayer, MD - Assistant Professor of Medicine - Johns Hopkins School of Medicine  60. KHẢO SÁT CHỨC NĂNG THẤT PHẢI BẰNG SIÊU ÂM: KHI NÀO VÀ CÁCH THỰC HIỆN? (Echo approach to right ventricle function: when and how?) - PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh  Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Bệnh viện Tim Tâm Đức - Viện Tim Tp. HCM  61. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘ PREGNANCY ASSOCIATED PLASMA PROTEIN-A Ở BN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CÓ SỐC TIM - Bs. Vũ Tiến Sơn  62. Lão hóa sớm mạch máu Khái niệm & Yếu tố xác đinh - TS. BS. NGUYỄN THƯỢNG NGHĨA  Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM  63. Liệu chúng ta làm gì tốt hơn để ngăn ngừa Suy tim hiệu quả? - PGS. TS. Phạm Mạnh Hùng - Tổng thư ký – Hội Tim Mạch Học Việt Nam - Phó Viện trưởng – Viện Tim Mạch Việt Nam  64. Mitral Regurgitation in Heart Failure: Drugs, Devices or Clip? - Kwan S Lee MD FACC FSCAI - Associate Professor of Medicine - Sarver Heart Center University of Arizona  65. MỘT SỐ ĐIỂM CẬP NHẬT TRONG KHUYẾN CÁO 2017 - ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA SUY TIM CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU THẤT TRÁI GIẢM (HFrEF) - GIỚI THIỆU CA LÂM SÀNG - TS. BS. Phan Đình Phong - Viện Tim mạch Việt Nam - Bộ môn Tim mạch – Đại học Y Hà Nội  66. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỊCH VÀ DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH BẰNG THIẾT BỊ ĐO THÀNH PHẦN CƠ THỂ - BS. HỒ HỮU HÀO - BỆNH VIỆN QUÂN Y 103  67. NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ SST2 Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT - BS CKII NGUYỄN HỮU NGỌC - Khoa Nội tim mạch - Bệnh viện Chợ Rẫy  68. NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA KHOẢNG DẪN TRUYỀN NHĨ THẤT Ở BỆNH NHÂN ĐƢỢC ĐẶT MÁY TÁI ĐỒNG BỘ TIM - BSCKII Nguyễn Tri Thức  69. NGOẠI TÂM THU THẤT NGUY HIỂM Ở BỆNH NHÂN SUY TIM - BS. Nguyễn Thị Lệ Thúy - Viện Tim mạch Việt Nam  70. NGƯỜI BỆNH MANG VAN TIM NHÂN TẠO - Những vấn đề cần lưu ý - BS PHẠM QUỐC ĐẠT - Đơn Vị Phẫu Thuật Tim Mạch - Viện Tim Mạch - Bệnh Viện Bạch Mai  71. NHẬN BIẾT VÀ XỬ TRÍ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP - ThS. BS. Trần Tuấn Việt - Bộ môn Tim mạch ĐH Y Hà Nội - Viện Tim mạch Quốc Gia Việt Nam  72. NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ RUNG NHĨ - 2017 - PGS.TS Phạm Quốc Khánh, FHRS - Viện Tim mạch Việt nam - Bộ môn Nội Khoa Y Dược ĐHQG Hà nội  73. PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM Ở NGƯỜI SUY TIM - Ths. BSNT. Viên Hoàng Long  Đơn vị chăm sóc mạch vành - C7 – Viện Tim mạch Quốc Gia - Bệnh viện Bạch Mai  74. PHỐI HỢP THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP - TS. BS. Phan Đình Phong  Viện Tim mạch Việt Nam - Bộ môn Tim mạch – ĐHY Hà Nội  75. Quality in heart failure echocardiography - James N. Kirkpatrick, MD, FASE, FACC  Associate Professor of Medicine - Director of Echocardiography - Chair, Ethics Committee - University of Washington Medical Center  76. QUẢN LÝ THÔNG SỐ LIPID MÁU: LIỆU CÓ THỂ BỎ QUA TRONG DỰ PHÕNG  SUY TIM Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG? - PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng - Tổng thư ký – Hội Tim Mạch Học Việt Nam - Phó Viện Trưởng – Viện Tim Mạch Việt Nam  77. QUAN TÂM ĐIỀU TRỊ HAI BỆNH DỊCH SUY TIM VÀ RUNG NHĨ - Bs Nguyễn Thanh Hiền  (Treatment Considerations for a Dual Epidemic of Atrial Fibrillation and Heart Failure)  78. Reversal of Left Ventricle dysfunction after percutaneous revascularization - Gianluca Rigatelli, MD, PhD, EBIR, FACC, FESC, FSCAI - Cardiovascualar Diagnosis and Endoluminal Interventions Unit, Rovigo General Hospital, Italy  79. Roles of stress echocardiography in assessment of patients with valvular heart diseases - James N.Kirkpatrick, MD, FASE, FACC - Associate Professor of Medicine - Director of Echocardiography - Chair, Ethics Committee - University of Washington Medical Center  80. RUNG NHĨ CÓ BỆNH VAN TIM: ĐỪNG ĐÁNH GIÁ THẤP - TS. BS. TRẦN SONG GIANG - VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM  81. Rung nhĩ tác động lên chức năng tim như thế nào? - TS.BS. Phạm Nh Hùng - Senior Consultant of Cardiology and Electrophysiology - Director of Cath Lab & EP Lab - Hanoi Heart Hospital  82. SÀNG LỌC BỆNH TIM BẨM SINH Ở BỆNH NHÂN SUY TIM - Gs. Bs. Đỗ Doãn Lợi - Viện Tim mạch Việt nam - Bộ môn Tim mạch - ĐHYHN  83. SIÊU ÂM TIM VẬN ĐỘNG VIÊN - ThS.BS Văng Kiến Được; PGS.TS. Nguyễn Anh Vũ  84. SỐC ĐIỆN CHUYỂN NHỊP VÀ PHÁ RUNG - Ths. Bs. Đặng Minh Hải - Viện Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam  85. SUY TIM CẤP khi nào xuất viện - TS.BS. LÊ THANH LIÊM - TK TM BV CHỢ RẪY  86. SUY TIM CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI GIẢM: ĐÍCH TẦN SỐ TIM LÀ BAO NHIÊU? - Bs Nguyễn Thanh Hiền  87. Suy tim ở người bệnh ung thư Liệu có thể dùng chỉ điểm sinh học để phát hiện sớm - PGS.TS.BS. Nguyễn Ngọc Quang, FASCC, FSCAI - Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội - Đơn vị Chăm sóc Mạch vành C7 - Viện Tim mạch Việt Nam  88. Suy Tim và Rung Nhĩ, Chẹn Bêta Thực Sự Có Hiệu Qủa Không? - Role of the beta blockers in the treatment of heart failure and atrial fibrillation - PGS. TS. BS. TRẦN VĂN HUY FACC FESC  Phó Chủ Tịch Phân Hội Tăng Huyết Áp Việt Nam - PCT Hội TM Miền Trung. Chủ Tịch Hội Tim Mạch Khánh Hòa - Giảng Viên ĐH Buôn Mê Thuột - Giảng Viên Thỉnh Giảng Đại Học YD Huế, Đại Học Tây Nguyên  89. SUY TIM VÀ RUNG NHĨ: KIỂM SOÁT NHỊP HAY KIỂM SOÁT TẦN SỐ - TS.BSCC. Trần Văn Đồng - Viện tim mạch Việt Nam  90. SUY TIM: CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ MỚI - Ths. BSNT Nguyễn Thị Minh Lý - Trung tâm Tim mạch - BV ĐH Y HN - Bộ môn Tim mạch - ĐH Y HN  91. SỬ DỤNG Hs-TROPONIN TRONG CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP - Bs Nguyễn Thanh Hiền  92. TĂNG ÁP LỰC PHỔI Ở BỆNH NHÂN SUY TIM Hậu quả hay bạn đồng hành - BS. NGUYỄN TUẤN HẢI - Viện Tim mạch Việt Nam - Bộ môn Tim mạch – ĐHY Hà Nội  93. Thái độ cần có khi xử lý bệnh Tim Mạch - GS.TS. Phạm Gia Khải - Nguyên CT Hội TMVN - Nguyên Viện trưởng Viện TM VN  94. THAY ĐỔI LỐI SỐNG VÀ TỰ THEO DÕI TẠI NHÀ VỚI BỆNH NHÂN SUY TIM - BS. NGUYỄN TUẤN HẢI - Viện Tim mạch Việt Nam - Bộ môn Tim mạch – ĐHY Hà Nội  95. THỰC HÀNH 5S TRONG Y TẾ Giảm thiểu lãng phí, an toàn trong chăm sóc và điều trị - Ths. Nguyễn Thị Thu Hà - Phòng Quản lý Chất lượng - Viện Tim mạch  96. Tiếp cận toàn diện bệnh nhân cao tuổi Suy tim ổn định - PGS.TS. Nguyễn Văn Trí - Bộ Môn Lão khoa, ĐHYD TP HCM - Chủ tịch Hội Lão khoa TP HCM  97. TIẾP CẬN VÀ XỬ TRÍ NGƯNG THỞ KHI NGỦ Ở BỆNH NHÂN TIM MẠCH - PGS.TS. Vũ Văn Giáp - Phó Giám Đốc Trung Tâm Hô Hấp- Bệnh Viện Bạch Mai - Tổng Thư Ký Hội Hô Hấp Việt Nam - Giảng Viên Bộ Môn Nội Tổng Hợp- Đại Học Y Hà Nội  98. TÌNH HÌNH THIẾU VITAMIN D Ở BỆNH NHÂN SUY TIM - BS. Trần Đại Cường - Hướng dẫn: PGS. TS. Châu Ngọc Hoa  99. TỐI ƯU ĐIỀU TRỊ LÂU DÀI SAU HỘI CHỨNG VÀNH CẤP LIỆU CHÖNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ TỐT HƠN? - THS. BS TRẦN BÁ HIẾU - VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM - BỆNH VIỆN BẠCH MAI  100. Tối ưu hóa điều trị suy tim mạn tính - ThS. BS. Phạm Nhật Minh - Bộ môn Tim mạch- Trường ĐH Y Hà Nội - Viện tim mạch Quốc Gia Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai  101. Tối ưu liều UWCMC và chẹn beta giao cảm theo cá thể: Ai hưởng lợi nhiều nhất? - Ths.BS Văn Đức Hạnh - Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai  102. TỔN THƢƠNG NHIỀU NHÁNH MẠCH VÀNH KÈM GIẢM NẶNG CHỨC NĂNG THẤT TRÁI ĐÂU LÀ CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ PHÙ HỢP - GS. TS. BS VÕ THÀNH NHÂN - ĐH Y Dược – BV Chợ Rẫy - BV Vinmec Central Park - Tp HCM  103. Triệt phá thần kinh giao cảm động mạch thận trong điều trị tăng huyết áp và suy tim? - TS. BS. Phan Đình Phong - Viện Tim mạch Việt Nam - Bộ môn Tim mạch – ĐHY Hà Nội  104. UNG THƯ VÀ BỆNH TIM MẠCH: MỘT CHUYÊN KHOA SÂU CẦN QUAN TÂM  (Oncology and Cardiology: a subspeciaty of importance) - PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Bệnh viện Tim Tâm Đức - Viện Tim Tp. HCM  105. Vai trò của các thiết bị hỗ trợ tuần hoàn cơ học trong hội chứng vành cấp có suy tim cấp  (Mechanical Circulatory Support devices in acute heart failure with ACS) - Ts Bs Ngô Minh Hùng  Tim mạch Can thiệp BVCR  106. VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG TIẾP CẬN VÀ XỬ TRÍ SUY TIM CẤP - Ths. Bs. Bùi Vĩnh Hà - Bộ môn Tim Mạch trường ĐHY Hà Nội - Phòng C1- Viện Tim Mạch- BV Bạch Mai  107. Vai trò của tác nhân chuyển hóa trong điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ kèm suy tim - TS Hồ Huỳnh Quang Trí - Viện Tim TP HCM  108. VAI TRÒ PEPTID LỢI NIỆU VÀ CÁC BIOMARKERS TRONG SUY TIM CẤP - TS.BS. PHẠM MINH TUẤN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI - VIỆN TIM MẠCH - BỆNH VIỆN BẠCH MAI  109. VAI TRÒ THỰC SỰ CỦA DIGOXIN TRONG SUY TIM EF GIẢM (HFrEF) - ThS.BS Thượng Thanh Phương - BS CK2 Nguyễn Thanh Hiền  110. VENTRICULAR ARRHYTHMIAS IN HEART FAILURE: MECHANISMS AND PREVENTION - PhD. Pham Huu van - HRS OF HCM CITY  111. VIABILITY TESTING: IS IT VIABLE? - Tiffany Chen, MD - Clinical Fellow - Division of Cardiology, Department of Medicine - University of Washington Medical Center  112. Viêm trong suy tim - Chúng ta sẽ đi tới đâu - PGS.TS.BS. Nguyễn Ngọc Quang, FASCC, FSCAI - Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội - Đơn vị Chăm sóc Mạch vành C7 - Viện Tim mạch Việt Nam  113. Xử trí phù phổi cấp và sốc tim - BS. Bùi Vĩnh Hà - Bộ môn tim mạch- trường ĐH Y Hà Nội - Phòng C1- Viện tim mạch- BV Bạch Mai  114. XỬ TRÍ RỐI LOẠN NHỊP THẤT Ở BTTMCB CÓ SUY TIM - TS. BS. TRẦN SONG GIANG - VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM  115. XỬ TRÍ SUY TIM CẤP TRONG HCVC CÓ GÌ KHÁC TỪ ESC 2017 - TRAN BA HIEU, MD  Viet Nam National Heart Institue - Bach Mai Hospital

Link tải: https://drive.google.com/open?id=1htXeG7dnBPs5fq8imvrnHWMn5vuySFdC

Danh sách báo cáo

1. BỆNH CƠ TIM CHU SẢN (Peripartum Cardiomyopathy) - TS.BS.ĐỖ PHƯƠNG ANH - Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai
2. Bệnh cơ tim ở người đái đường - Suy tim không do thiếu máu cơ tim - PGS.TS.BS. Nguyễn Ngọc Quang, FASCC, FSCAI - Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội - Đơn vị Chăm sóc Mạch vành C7 - Viện Tim mạch Việt Nam
3. BỆNH LÝ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ CÓ SUY TIM - CAN THIỆP QUA DA HAY PHẪU THUẬT? - GS. TS. BS VÕ THÀNH NHÂN - ĐH Y Dược – BV Chợ Rẫy - BV Vinmec Central Park - TP Hồ Chí Minh
4. Biomarker trong chẩn đoán và theo dõi điều trị Suy tim - GS.TS.BS. Đặng Vạn Phước - Hội Tim Mạch TPHCM - Khoa Y Đại Học Quốc Gia TP HCM
5. CẬP NHẬT VỀ GHÉP TIM Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI - PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước, TS Phùng Duy Hồng Sơn, TS Phạm Hữu Lư, TS Vũ Ngọc Tú, TS Phạm Tiến Quân - TT Tim – Mạch – Lồng ngực - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – Hà Nội
6. CA LÂM SÀNG - BS. Bùi Vĩnh Hà - Bộ môn tim mạch- trường ĐH Y Hà Nội - Phòng C1- Viện tim mạch- BV Bạch Mai
7. Cá thể hóa Điều trị Tăng huyết áp ở bệnh nhân Suy Tim - PGS. TS. Phạm Mạnh Hùng - Tổng thư ký – Hội Tim Mạch Học Việt Nam - Phó Viện Trưởng – Viện Tim Mạch Việt Nam
8. CÁC BIẾN ĐỔI ĐIỆN TIM CÓ GIÁ TRỊ KHÁC TRONG CHẨN ĐOÁN SUY TIM CẤP - TS.BSCC. Trần Văn Đồng - Viện tim mạch Việt Nam
9. CÁC MẸO ĐỂ TỐI ƯU ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ TÁI ĐỒNG BỘ THẤT - Ths. BSNT. Viên Hoàng Long - Đơn vị chăm sóc mạch vành - C7 – Viện Tim mạch Quốc Gia - Bệnh viện Bạch Mai
10. Case lâm sàng LƯỢC ĐỒ BRUGADA CHO CƠN TIM NHANH - BS. Nguyễn Thị Lệ Thúy - Viện Tim mạch Việt Nam
11. Case Study 1 - Heart Failure -Ms Debra Herring, DMU, AMS - Clinical Echocardiography Educator - Alfred Heart Centre, Melbourne, Australia
12. CẤP CỨU & XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ CẤP - FOR ADVANCED NURSING CARE - TS.BS. Hoàng Bùi Hải - Khoa Cấp cứu & HSTC, BV Đại học Y Hà Nội - Bộ môn Hồi sức Cấp cứu, Đại học Y Hà Nội
13. CẤP CỨU VÀ XỬ LÝ BAN ĐẦU HỘI CHỨNG VÀNH CẤP - Ths. Bs. Lê Thế Anh - BV ĐK tỉnh Thanh Hóa
14. CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN SUY TIM - HỘI TIM CHÂU ÂU 2016 - PGS TS Trần Kim Trang - ĐHYD TP HCM
15. CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP - TS.BS. Hoàng Bùi Hải - Khoa Cấp cứu & HSTC, BV Đại học Y Hà Nội - Bộ môn Hồi sức Cấp cứu, Đại học Y Hà Nội
16. Cập Nhật Điều Trị Tăng Huyết Áp Năm 2017 - PGS. TS. BS. TRẦN VĂN HUY FACC FESC - Phó Chủ Tịch Phân Hội Tăng Huyết Áp Việt Nam - PCT Hội TMMT. Chủ Tịch Hội Tim Mạch Khánh Hòa - Giảng Viên ĐH Buôn Mê Thuột - Giảng Viên Thỉnh Giảng Đại Học YD Huế, Đại Học Tây Nguyên
17. CẬP NHẬT ESC 2017 BỆNH ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIEN - TRAN BA HIEU, MD - Viet Nam National Heart Institue - Bach Mai Hospital
18. CẬP NHẬT NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP 2017 - TS.BS.Nguyễn Thượng Nghĩa - TT Tim mạch - BV Chợ Rẫy
19. CẬP NHẬT VỀ CÁC THUỐC TIM MẠCH THƯỜNG DÙNG TRONG CẤP CỨU - THS.BS. Nguyễn Duy Linh - Viện Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam
20. CHẨN ĐOÁN CƠN TIM NHANH CÓ QRS GIÃN RỘNG TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM - Ths. BSNT. Viên Hoàng Long - Đơn vị chăm sóc mạch vành - C7 – Viện Tim mạch Quốc Gia - Bệnh viện Bạch Mai
21. Chẩn đoán điều trị suy tim ở người lạm dụng rượu - Ths, Bs Lê Đức Thành - BVĐK Thanh Hóa
22. Chẩn đoán và điều trị đái tháo đường týp 2 - PGS.TS. BS. Vũ Thị Thanh Huyền - Giảng viên, Đại học Y Hà Nội - Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương
23. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ PHÌNH TÁCH ĐỘNG MẠCH CHỦ - Ths.BsNT : Lê Xuân Thận - Viện Tim Mạch Việt Nam
24. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH - PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương - Viện Tim mạch Việt nam
25. CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CÁC RỐI LOẠN NHỊP CẤP TÍNH - TS.BSCC. Trần Văn Đồng - Viện tim mạch Việt Nam
26. Chẩn đoán và xử trí Cơn tăng huyết áp cấp - PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch Yến - Viện Tim mạch
27. CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP THƯỜNG GẶP - Ths. BSNT. Viên Hoàng Long - Đơn vị chăm sóc mạch vành - C7 – Viện Tim mạch Quốc Gia - Bệnh viện Bạch Mai
28. CHẸN BETA KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP VÀ LỢI ÍCH CỘNG THÊM - PGS TS Trần Kim Trang - ĐHYD TP HCM
29. CHẸN BÊTA TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM. Chúng ta đã điều trị đạt liều đích chưa?
Role of the beta blockers in the treatment of heart failure - PGS. TS. BS. TRẦN VĂN HUY FACC FESC - Phó Chủ Tịch Phân Hội Tăng Huyết Áp Việt Nam - PCT Hội TM Miền Trung. Chủ Tịch Hội Tim Mạch Khánh Hòa - Giảng Viên ĐH Buôn Mê Thuột - Giảng Viên Thỉnh Giảng Đại Học YD Huế, Đại Học Tây Nguyên
30. CHẸN BETA và ức chế men chuyển trong điều trị suy tim có EF giảm Lựa chọn nào là hợp lý? - BS. Bùi Thế Dũng - BV Đại học Y Dược TP.HCM
31. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG NÀO PHÙ HỢP CHO BỆNH NHÂN SUY TIM - THS.BS. Nguyễn Duy Linh - Viện Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam
32. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ và ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SUY TIM tại VIỆN TIM TP.HCM - TS. BS. ĐỖ THỊ NAM PHƯƠNG
33. CÓ NÊN CẤY MÁY TẠO NHỊP TÁI ĐỒNG BỘ THẤT (CRT) ĐỂ ĐIỀU TRỊ SUY TIM CHO TRẺ EM - PGS.TS Phạm Quốc Khánh, FHRS - Viện Tim mạch Việt nam - Bộ môn Nội Khoa Y Dược ĐHQG Hà nội
34. “Comprehensive Approach To Management of Heart Failure” - Barry. B. Canaday, RN, MS, RDCS, RCS, FASE - Oregon Institute of Technology - Klamath Falls, OR
35. DẤU HIỆU ĐIỆN TÂM ĐỒ NGỘ ĐỘC DIGOXIN - ThS.BS.Đặng Minh Hải - Viện tim mạch quốc gia Việt Nam 
36. DẤU HIỆU ĐUÔI SAO CHỔI TRÊN SIÊU ÂM PHỔI TRONG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG Ứ HUYẾT PHỔI Ở BỆNH NHÂN SUY TIM - BS.Nghiêm Xuân Khánh – Đại học Y Hà Nội;TS.BS.Lê Tuấn Thành – Viện Tim Mạch Việt Nam; PGS.TS.Nguyễn Thị Bạch Yến – Viện Tim Mạch Việt Nam
37. Differences between betablockers and angiotensin converting enzyme inhibitor in fluid dynamics - Thach Nguyen MD FACC FSCAI - Methodist Hospital, Merrillville IN
38. Hội thảo vệ tinh - KHÁNG ĐÔNG TRONG DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TIM MẠCH
39. DỰ PHÒNG THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ - BS. NGUYỄN TUẤN HẢI - Viện Tim mạch Việt Nam - Bộ môn Tim mạch – ĐHY Hà Nội
40. DƯỢC LÝ HỌC GENE & ĐIỀU TRỊ CÁ NHÂN HÓA (PHARMACOGENETICS & PERSONALIZED THERAPY) TRONG TIM MẠCH - GS.TS.BS. Đặng Vạn Phước - Hội Tim Mạch TPHCM - Khoa Y Đại Học Quốc Gia TP HCM
41. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÁY TÁI ĐỒNG BỘ TIM TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM Ở BỆNH VIỆN CHỢ RẪY - PGS.TS.BS PHẠM NGUYỄN VINH - BSCKII NGUYỄN TRI THỨC - BSCKI KIỀU NGỌC DŨNG
42. Điều trị chống đông cho bệnh nhân suy tim có nhịp xoang? - TS.BS. Phạm Nh Hùng - Senior Consultant of Cardiology and Electrophysiology - Director of Cath Lab & EP Lab - Hanoi Heart Hospital
43. ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH - BS. TRẦN TUẤN VIỆT - Viện Tim mạch quốc gia - Bộ môn Tim mạch – ĐH Y Hà Nội
44. ĐIỀU TRỊ SUY TIM Ở BỆNH NHÂN TIM BẨM SINH - Ths. BSNT Nguyễn Thị Minh Lý - PGĐ Trung tâm Tim mạch – BVĐHYHN - Giảng viên Bộ môn Tim mạch - ĐHYHN
45. ĐIỀU TRỊ SUY TIM Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VỚI THUỐC CHẸN BETA GIAO CẢM:
Liệu có thể làm giảm tử vong hơn nữa? - ThS.BS. Phan Tuấn Đạt - Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai - Bộ môn Tim mạch – Trường Đại học Y Hà Nội
46. Early detection of cardiac dysfunction by echocardiography in cancer patients undergoing chemotherapy - Lê Tuấn Thành, MD, PhD - Vietnam National Heart Institute, Bach Mai Hospitals
47. Echocardiographic assessment of left ventricular structure and systolic function in patients with heart failure - Eric L. Bonno, MD - Carolina Cardiology Consultants - Greenville Health System
48. GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TÁI NHẬP VIỆN VÀ TỬ VONG CỦA SỨC CĂNG CƠ TIM
Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH - TS. NGUYỄN THỊ THU HOÀI; PGS.TS. NGUYỄN THỊ BẠCH YẾN; ThS. HOÀNG THỊ HÒA
49. Giảm suy tim sau nhồi máu cơ tim Từ điều trị trước viện đến tối ưu ngay trong giai đoạn cấp - PGS.TS.BS. Nguyễn Ngọc Quang, FASCC, FSCAI - Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội - Đơn vị Chăm sóc Mạch vành C7 - Viện Tim mạch Việt Nam
50. THANG ĐIỂM PRIDE TRONG CHẨN ĐOÁN SUY TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LONG AN - Bs Nguyễn Trung Hiếu - Khoa tim mạch - BVĐK Long An
51. HEART FAILURE POSTOPERATIVE VALVE SURGERY - A Practical Approach & Management - Dr Pham Quoc Dat - Vietnam National Heart Institute - Bach Mai Hospital
52.Heart Failure Case #2 - Jennifer Mercandetti BS, ACS, RDCS, FASE
53. Hồi sức sau ngừng hô hấp tuần hoàn – Cập nhật ACLS 2017 - BS Thái Minh Thiện
54. Hở van 3 lá: Khi nào cần xử trí? - TS Hồ Huỳnh Quang Trí - Viện Tim TP HCM
55. Hypertrophic Cardiomyopathy With Apical Aneurysm: unusual case of young male survived from ventricular tachycardia episode - Lê Tuấn Thành, MD, PhD; Nguyễn Ngọc Tráng, MD, Msc; Nguyễn Thị Bạch Yến, Associate Professor, MD, PhD; Jose Banchs, MD, FACC, FASE, Associate Professor; Đỗ Doãn Lợi, MD, FACC, FASE, Professor, MD, PhD
56. ICD TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM KHÔNG DO BỆNH MẠCH VÀNH: những khía cạnh nên cân nhắc - Pham Nhu Hung MD, PhD - Consultant of Cardiology and Electrophysiology. - Director of Cath Lab & EP lab - Hanoi Heart Hospital
57. Imaging in Congestion - Susan A. Mayer, MD, FASE - Assistant Professor - Johns Hopkins School of Medicine
58. Imaging in Right Sided - Valvular Heart Disease - Gregory Tatum, MD - Associate Professor of Pediatric Cardiology - Duke University Health System - Durham, NC USA
59. Is 3D/4D Echocardiography Really a Revolution for Patients with Valvular Heart Disease? - Susan A. Mayer, MD - Assistant Professor of Medicine - Johns Hopkins School of Medicine
60. KHẢO SÁT CHỨC NĂNG THẤT PHẢI BẰNG SIÊU ÂM: KHI NÀO VÀ CÁCH THỰC HIỆN? (Echo approach to right ventricle function: when and how?) - PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Bệnh viện Tim Tâm Đức - Viện Tim Tp. HCM
61. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘ PREGNANCY ASSOCIATED PLASMA PROTEIN-A Ở BN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CÓ SỐC TIM - Bs. Vũ Tiến Sơn
62. Lão hóa sớm mạch máu Khái niệm & Yếu tố xác đinh - TS. BS. NGUYỄN THƯỢNG NGHĨA
Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM
63. Liệu chúng ta làm gì tốt hơn để ngăn ngừa Suy tim hiệu quả? - PGS. TS. Phạm Mạnh Hùng - Tổng thư ký – Hội Tim Mạch Học Việt Nam - Phó Viện trưởng – Viện Tim Mạch Việt Nam
64. Mitral Regurgitation in Heart Failure: Drugs, Devices or Clip? - Kwan S Lee MD FACC FSCAI - Associate Professor of Medicine - Sarver Heart Center University of Arizona
65. MỘT SỐ ĐIỂM CẬP NHẬT TRONG KHUYẾN CÁO 2017 - ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA SUY TIM CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU THẤT TRÁI GIẢM (HFrEF) - GIỚI THIỆU CA LÂM SÀNG - TS. BS. Phan Đình Phong - Viện Tim mạch Việt Nam - Bộ môn Tim mạch – Đại học Y Hà Nội
66. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỊCH VÀ DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH BẰNG THIẾT BỊ ĐO THÀNH PHẦN CƠ THỂ - BS. HỒ HỮU HÀO - BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
67. NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ SST2 Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT - BS CKII NGUYỄN HỮU NGỌC - Khoa Nội tim mạch - Bệnh viện Chợ Rẫy
68. NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA KHOẢNG DẪN TRUYỀN NHĨ THẤT Ở BỆNH NHÂN ĐƢỢC ĐẶT MÁY TÁI ĐỒNG BỘ TIM - BSCKII Nguyễn Tri Thức
69. NGOẠI TÂM THU THẤT NGUY HIỂM Ở BỆNH NHÂN SUY TIM - BS. Nguyễn Thị Lệ Thúy - Viện Tim mạch Việt Nam
70. NGƯỜI BỆNH MANG VAN TIM NHÂN TẠO - Những vấn đề cần lưu ý - BS PHẠM QUỐC ĐẠT - Đơn Vị Phẫu Thuật Tim Mạch - Viện Tim Mạch - Bệnh Viện Bạch Mai
71. NHẬN BIẾT VÀ XỬ TRÍ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP - ThS. BS. Trần Tuấn Việt - Bộ môn Tim mạch ĐH Y Hà Nội - Viện Tim mạch Quốc Gia Việt Nam
72. NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ RUNG NHĨ - 2017 - PGS.TS Phạm Quốc Khánh, FHRS - Viện Tim mạch Việt nam - Bộ môn Nội Khoa Y Dược ĐHQG Hà nội
73. PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM Ở NGƯỜI SUY TIM - Ths. BSNT. Viên Hoàng Long
Đơn vị chăm sóc mạch vành - C7 – Viện Tim mạch Quốc Gia - Bệnh viện Bạch Mai
74. PHỐI HỢP THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP - TS. BS. Phan Đình Phong
Viện Tim mạch Việt Nam - Bộ môn Tim mạch – ĐHY Hà Nội
75. Quality in heart failure echocardiography - James N. Kirkpatrick, MD, FASE, FACC
Associate Professor of Medicine - Director of Echocardiography - Chair, Ethics Committee - University of Washington Medical Center
76. QUẢN LÝ THÔNG SỐ LIPID MÁU: LIỆU CÓ THỂ BỎ QUA TRONG DỰ PHÕNG
SUY TIM Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG? - PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng - Tổng thư ký – Hội Tim Mạch Học Việt Nam - Phó Viện Trưởng – Viện Tim Mạch Việt Nam
77. QUAN TÂM ĐIỀU TRỊ HAI BỆNH DỊCH SUY TIM VÀ RUNG NHĨ - Bs Nguyễn Thanh Hiền
(Treatment Considerations for a Dual Epidemic of Atrial Fibrillation and Heart Failure)
78. Reversal of Left Ventricle dysfunction after percutaneous revascularization - Gianluca Rigatelli, MD, PhD, EBIR, FACC, FESC, FSCAI - Cardiovascualar Diagnosis and Endoluminal Interventions Unit, Rovigo General Hospital, Italy
79. Roles of stress echocardiography in assessment of patients with valvular heart diseases - James N.Kirkpatrick, MD, FASE, FACC - Associate Professor of Medicine - Director of Echocardiography - Chair, Ethics Committee - University of Washington Medical Center
80. RUNG NHĨ CÓ BỆNH VAN TIM: ĐỪNG ĐÁNH GIÁ THẤP - TS. BS. TRẦN SONG GIANG - VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM
81. Rung nhĩ tác động lên chức năng tim như thế nào? - TS.BS. Phạm Nh Hùng - Senior Consultant of Cardiology and Electrophysiology - Director of Cath Lab & EP Lab - Hanoi Heart Hospital
82. SÀNG LỌC BỆNH TIM BẨM SINH Ở BỆNH NHÂN SUY TIM - Gs. Bs. Đỗ Doãn Lợi - Viện Tim mạch Việt nam - Bộ môn Tim mạch - ĐHYHN
83. SIÊU ÂM TIM VẬN ĐỘNG VIÊN - ThS.BS Văng Kiến Được; PGS.TS. Nguyễn Anh Vũ
84. SỐC ĐIỆN CHUYỂN NHỊP VÀ PHÁ RUNG - Ths. Bs. Đặng Minh Hải - Viện Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam
85. SUY TIM CẤP khi nào xuất viện - TS.BS. LÊ THANH LIÊM - TK TM BV CHỢ RẪY
86. SUY TIM CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI GIẢM: ĐÍCH TẦN SỐ TIM LÀ BAO NHIÊU? - Bs Nguyễn Thanh Hiền
87. Suy tim ở người bệnh ung thư Liệu có thể dùng chỉ điểm sinh học để phát hiện sớm - PGS.TS.BS. Nguyễn Ngọc Quang, FASCC, FSCAI - Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội - Đơn vị Chăm sóc Mạch vành C7 - Viện Tim mạch Việt Nam
88. Suy Tim và Rung Nhĩ, Chẹn Bêta Thực Sự Có Hiệu Qủa Không? - Role of the beta blockers in the treatment of heart failure and atrial fibrillation - PGS. TS. BS. TRẦN VĂN HUY FACC FESC
Phó Chủ Tịch Phân Hội Tăng Huyết Áp Việt Nam - PCT Hội TM Miền Trung. Chủ Tịch Hội Tim Mạch Khánh Hòa - Giảng Viên ĐH Buôn Mê Thuột - Giảng Viên Thỉnh Giảng Đại Học YD Huế, Đại Học Tây Nguyên
89. SUY TIM VÀ RUNG NHĨ: KIỂM SOÁT NHỊP HAY KIỂM SOÁT TẦN SỐ - TS.BSCC. Trần Văn Đồng - Viện tim mạch Việt Nam
90. SUY TIM: CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ MỚI - Ths. BSNT Nguyễn Thị Minh Lý - Trung tâm Tim mạch - BV ĐH Y HN - Bộ môn Tim mạch - ĐH Y HN
91. SỬ DỤNG Hs-TROPONIN TRONG CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP - Bs Nguyễn Thanh Hiền
92. TĂNG ÁP LỰC PHỔI Ở BỆNH NHÂN SUY TIM Hậu quả hay bạn đồng hành - BS. NGUYỄN TUẤN HẢI - Viện Tim mạch Việt Nam - Bộ môn Tim mạch – ĐHY Hà Nội
93. Thái độ cần có khi xử lý bệnh Tim Mạch - GS.TS. Phạm Gia Khải - Nguyên CT Hội TMVN - Nguyên Viện trưởng Viện TM VN
94. THAY ĐỔI LỐI SỐNG VÀ TỰ THEO DÕI TẠI NHÀ VỚI BỆNH NHÂN SUY TIM - BS. NGUYỄN TUẤN HẢI - Viện Tim mạch Việt Nam - Bộ môn Tim mạch – ĐHY Hà Nội
95. THỰC HÀNH 5S TRONG Y TẾ Giảm thiểu lãng phí, an toàn trong chăm sóc và điều trị - Ths. Nguyễn Thị Thu Hà - Phòng Quản lý Chất lượng - Viện Tim mạch
96. Tiếp cận toàn diện bệnh nhân cao tuổi Suy tim ổn định - PGS.TS. Nguyễn Văn Trí - Bộ Môn Lão khoa, ĐHYD TP HCM - Chủ tịch Hội Lão khoa TP HCM
97. TIẾP CẬN VÀ XỬ TRÍ NGƯNG THỞ KHI NGỦ Ở BỆNH NHÂN TIM MẠCH - PGS.TS. Vũ Văn Giáp - Phó Giám Đốc Trung Tâm Hô Hấp- Bệnh Viện Bạch Mai - Tổng Thư Ký Hội Hô Hấp Việt Nam - Giảng Viên Bộ Môn Nội Tổng Hợp- Đại Học Y Hà Nội
98. TÌNH HÌNH THIẾU VITAMIN D Ở BỆNH NHÂN SUY TIM - BS. Trần Đại Cường - Hướng dẫn: PGS. TS. Châu Ngọc Hoa
99. TỐI ƯU ĐIỀU TRỊ LÂU DÀI SAU HỘI CHỨNG VÀNH CẤP LIỆU CHÖNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ TỐT HƠN? - THS. BS TRẦN BÁ HIẾU - VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
100. Tối ưu hóa điều trị suy tim mạn tính - ThS. BS. Phạm Nhật Minh - Bộ môn Tim mạch- Trường ĐH Y Hà Nội - Viện tim mạch Quốc Gia Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai
101. Tối ưu liều UWCMC và chẹn beta giao cảm theo cá thể: Ai hưởng lợi nhiều nhất? - Ths.BS Văn Đức Hạnh - Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
102. TỔN THƢƠNG NHIỀU NHÁNH MẠCH VÀNH KÈM GIẢM NẶNG CHỨC NĂNG THẤT TRÁI ĐÂU LÀ CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ PHÙ HỢP - GS. TS. BS VÕ THÀNH NHÂN - ĐH Y Dược – BV Chợ Rẫy - BV Vinmec Central Park - Tp HCM
103. Triệt phá thần kinh giao cảm động mạch thận trong điều trị tăng huyết áp và suy tim? - TS. BS. Phan Đình Phong - Viện Tim mạch Việt Nam - Bộ môn Tim mạch – ĐHY Hà Nội
104. UNG THƯ VÀ BỆNH TIM MẠCH: MỘT CHUYÊN KHOA SÂU CẦN QUAN TÂM
(Oncology and Cardiology: a subspeciaty of importance) - PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Bệnh viện Tim Tâm Đức - Viện Tim Tp. HCM
105. Vai trò của các thiết bị hỗ trợ tuần hoàn cơ học trong hội chứng vành cấp có suy tim cấp
(Mechanical Circulatory Support devices in acute heart failure with ACS) - Ts Bs Ngô Minh Hùng
Tim mạch Can thiệp BVCR
106. VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG TIẾP CẬN VÀ XỬ TRÍ SUY TIM CẤP - Ths. Bs. Bùi Vĩnh Hà - Bộ môn Tim Mạch trường ĐHY Hà Nội - Phòng C1- Viện Tim Mạch- BV Bạch Mai
107. Vai trò của tác nhân chuyển hóa trong điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ kèm suy tim - TS Hồ Huỳnh Quang Trí - Viện Tim TP HCM
108. VAI TRÒ PEPTID LỢI NIỆU VÀ CÁC BIOMARKERS TRONG SUY TIM CẤP - TS.BS. PHẠM MINH TUẤN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI - VIỆN TIM MẠCH - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
109. VAI TRÒ THỰC SỰ CỦA DIGOXIN TRONG SUY TIM EF GIẢM (HFrEF) - ThS.BS Thượng Thanh Phương - BS CK2 Nguyễn Thanh Hiền
110. VENTRICULAR ARRHYTHMIAS IN HEART FAILURE: MECHANISMS AND PREVENTION - PhD. Pham Huu van - HRS OF HCM CITY
111. VIABILITY TESTING: IS IT VIABLE? - Tiffany Chen, MD - Clinical Fellow - Division of Cardiology, Department of Medicine - University of Washington Medical Center
112. Viêm trong suy tim - Chúng ta sẽ đi tới đâu - PGS.TS.BS. Nguyễn Ngọc Quang, FASCC, FSCAI - Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội - Đơn vị Chăm sóc Mạch vành C7 - Viện Tim mạch Việt Nam
113. Xử trí phù phổi cấp và sốc tim - BS. Bùi Vĩnh Hà - Bộ môn tim mạch- trường ĐH Y Hà Nội - Phòng C1- Viện tim mạch- BV Bạch Mai
114. XỬ TRÍ RỐI LOẠN NHỊP THẤT Ở BTTMCB CÓ SUY TIM - TS. BS. TRẦN SONG GIANG - VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM
115. XỬ TRÍ SUY TIM CẤP TRONG HCVC CÓ GÌ KHÁC TỪ ESC 2017 - TRAN BA HIEU, MD
Viet Nam National Heart Institue - Bach Mai Hospital

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.