2020

Xuất phát từ những phương pháp điều trị mới ra đời đã được nghiên cứu và có những chứng cứ y học mức độ cao, hướng dẫn lâm sàng dành riêng cho xử trí u xơ cơ tử cung được ra đời. Nội dung của hướng dẫn sẽ bao gồm theo dõi không điều trị, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa, đặc biệt với u xơ dưới niêm mạc, u xơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thai kỳ.

Mục tiêu của hướng dẫn thực hành lâm sàng xử trí UXCTC là đưa ra các khuyến nghị trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân UXCTC tại Việt Nam dựa trên các bằng chứng y khoa và kinh nghiệm lâm sàng hiện có, nhằm đưa đến cách xử trí thống nhất trong ngành sản phụ khoa Việt Nam.
Link Copy Share Facebook: https://bit.ly/2yheqHl


Bệnh nhân nam, 64 tuổi, vào khoa cấp cứu do đau ngực từ 6 tiếng trước. Tiền sử hút thuốc lá, tăng huyết áp, bệnh thận mạn tính giai đoạn 4 và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Điện tâm đồ cho kết quả như trong hình.
Nồng độ troponin T đo bằng xét nghiệm thế hệ 4 là 1,0 ng/ml (giá trị tham chiếu 0 - 0,03).
Bệnh nhân được dùng nitroglycerin dưới lưỡi và đã hết đau ngực.
Ngoài aspirin và clopidogrel, đâu là thuốc điều trị tiếp theo cho bệnh nhân?
A. Truyền nitroglycerin.
B. Dùng heparin trọng lượng phân tử thấp tiêm dưới da.
C. Dùng eptifibatide.
D. Truyền heparin không phân đoạn.
E. Dùng dabigatran.

Đáp án:
D. Truyền heparin không phân đoạn.
------------------------------------------------------
Điểm then chốt: Ngoài clopidogrel và aspirin, thuốc được khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh thận tiến triển, có bằng chứng về nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên mà không đau ngực là heparin không phân đoạn dùng đường tĩnh mạch.
Giải thích chi tiết:
Heparin không phân đoạn đường tĩnh mạch giúp giảm nguy cơ tử vong và nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên.
Heparin trọng lượng phân tử thấp có thể dùng cho bệnh nhân có hội chứng vành cấp với chức năng thận bình thường. Mặc dù vẫn có thể dùng thuốc này một cách thận trọng với liều có điều chỉnh cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận, nói chung không khuyến cáo thường qui heparin trọng lượng phân tử thấp cho đối tượng này.
Eptifibatide là thuốc ức chế receptor glycoprotein IIb/IIIa chống ngưng tập tiểu cầu. Các thuốc ức chế receptor glycoprotein IIb/IIIa nói chung không được khuyến cáo thường qui cho bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên đã dùng liệu pháp kép chống ngưng tập tiểu cầu và không có triệu chứng. Hơn nữa, cần thận trọng khi dùng eptifibatide cho bệnh nhân có bệnh thận tiến triển, chống chỉ định ở bệnh nhân có creatinine huyết thanh trên 354 mcmol/l.
Có thể truyền nitroglycerin ở bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp nếu nitroglycerin dưới lưỡi và opioid không giúp làm giảm đau ngực. Thuốc không có vai trò trong điều trị bệnh nhân không đau ngực.
Dabigatran là thuốc ức chế trực tiếp thrombin được cấp phép trong chống đông ở bệnh nhân rung nhĩ, không có vai trò trong điều trị bệnh nhân có hội chứng vành cấp.
------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Anderson JL et al. 2011 ACCF/AHA focused update incorporated into the ACC/AHA 2007 guidelines for the management of patients with unstable angina/non-ST-elevation myocardial infarction: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines. Circulation 2011 Mar 30; 123:e426.
2. Stone GW et al. Routine upstream initiation vs deferred selective use of glycoprotein IIb/IIIa inhibitors in acute coronary syndromes: the ACUITY Timing trial. JAMA 2007 Feb 15; 297:591.
------------------------------------------------------
Nguồn: NEJM.
Người dịch : ThS. BS. Nguyễn Trần Bách
Đăng tải bởi: TT Dược lý LS YHN

Bệnh nhân nam, 83 tuổi, cách vào viện 8 ngày xuất hiện nghẹt mũi, đau họng, sốt nhẹ, đau cơ, chán ăn và đau đầu. Bệnh nhân ăn uống hạn chế, sau khi dùng naproxen và acetaminophen thì các triệu chứng cải thiện. Hai ngày nay xuất hiện mệt mỏi, chán ăn và tiểu ít. Tiền sử tăng huyết áp và rối loạn lipid máu, được điều trị bằng lisinopril, hydrochlorothiazide và pravastatin từ vài năm nay. Xét nghiệm chức năng thận và gan từ vài tháng trước nằm trong giới hạn bình thường.
Khám thấy huyết áp 150/86 mmHg, nhịp tim 72 lần/phút, nhịp thở 20 lần/phút, thân nhiệt 36,5 độ C. Toàn trạng mệt mỏi, không vàng da, niêm mạc. Tĩnh mạch cổ nổi nhẹ, ran nhỏ hai đáy phổi, phù nhẹ hai chi dưới. Khám bụng không phát hiện bất thường. Khám thần kinh thấy rối loạn ý thức nhẹ.
Xét nghiệm thấy urea máu 20,7 mmol/L (giá trị tham chiếu 3,6 - 7,3 mmol/L), creatinin 407 mcmol/L (giá trị tham chiếu 70 - 115 mcmol/L), kali 5,2 mmol/L (giá trị tham chiếu 3,5 - 5,0 mmol/L). Tổng phân tích nước tiểu: esterase (-), nitrit (-), hồng cầu (-), bilirubin (-), glucose (-), protein 1+. Cặn niệu có 0 đến 2 tế bào hồng cầu/vi trường (giá trị tham chiếu 0 - 2), 1 đến 3 bạch cầu/ vi trường (giá trị tham chiếu 0 - 2), một ít trụ hạt và trụ hyalin, không có vi khuẩn niệu.
Đâu là nguyên nhân nghĩ tới nhiều nhất gây ra các kết quả xét nghiệm bất thường nêu trên của bệnh nhân?
A. Ban Schonlein - Henoch.
B. Tổn thương thận cấp do thuốc.
C. Hội chứng tan máu - ure máu cao.
D. Bệnh thận do IgA.
E. Viêm thận kẽ.

Đáp án:
B. Tổn thương thận cấp do thuốc.
------------------------------------------------------
Điểm then chốt: Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn và thiểu niệu là các triệu chứng điển hình trong hội chứng ure máu cao.
Giải thích chi tiết:
Bệnh nhân này ăn uống kém từ vài ngày trước trong thời gian bị viêm đường hô hấp trên. Tình trạng giảm thể tích do ăn uống kém, còn có thể kèm theo hiện tượng tăng mất dịch khó nhận ra do tình trạng sốt, kèm theo việc điều trị bằng thuốc ức chế enzyme chuyển angiotensin (ACE), thuốc lợi tiểu và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) rất có thể dẫn tới tổn thương thận cấp, điều này đã được khẳng định bằng kết quả creatinine huyết thanh cao. Triệu chứng giảm thể tích nước tiểu hiện tại của bệnh nhân diễn ra trùng với các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn và rối loạn ý thức đều rất có thể có nguyên nhân do ure máu cao, nhiều khả năng nhất là hệ quả của tổn thương thận cấp do thuốc.
Trong bệnh cảnh giảm thể tích, thận có thể duy trì hoạt động lọc cầu thận bình thường bằng cách giãn tiểu động mạch đến nhờ tác dụng của prostaglandin và co tiểu động mạch đi qua tác dụng của angiotensin II. Tuy nhiên, do bệnh nhân này dùng NSAID và vẫn tiếp tục dùng thuốc ức chế ACE, các thuốc này ức chế hai cơ chế tự điều hòa nói trên. Ngoài ra, bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc lợi tiểu, có thể góp phần khiến giảm thể tích nặng hơn. Tất cả những điều này gộp lại có thể dẫn tới tổn thương thận cấp.
NSAID có thể gây viêm thận kẽ, tuy nhiên diễn biến thời gian và bệnh sử trong trường hợp này phù hợp hơn với tổn thương thận cấp do thuốc. Khi một thuốc gây viêm thận kẽ, thời gian trung bình từ khi bắt đầu dùng thuốc tới khi có dấu hiệu đầu tiên của rối loạn chức năng thận là 10 ngày, tuy vậy thời gian này có thể ngắn hơn nếu bệnh nhân đã từng dùng thuốc từ trước. Vì creatinin huyết thanh của bệnh nhân vượt quá 4 mg/dL (353 mcmol/L), khởi phát rối loạn chức năng thận được cho là diễn ra trong ít nhất 4 ngày. Khoảng thời gian này khiến ít nghĩ đến viêm thận kẽ. Viêm thận kẽ có thể đi kèm sốt, phát ban, tăng bạch cầu ái toan, đái mủ và thậm chí cả trụ bạch cầu niệu. Không có các yếu tố này cũng không loại trừ viêm thận kẽ nhưng tính đến thời gian diễn biến bệnh khiến ta không thể nghĩ tới chẩn đoán này.
Hội chứng tan máu - ure máu cao đặc trưng bởi thiếu máu tan máu, suy thận cấp và giảm tiểu cầu. Chủ yếu gặp ở trẻ em, hầu hết các trường hợp trước đó có tiêu chảy do Escherichia coli O157:H7.
Ban Schonlein - Henoch thường xuất hiện sau nhiễm trùng và đặc trưng là phát ban, viêm khớp và đau bụng, các triệu chứng này đều không xuất hiện ở bệnh nhân đã nêu.
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh thận IgA xuất hiện một hoặc nhiều đợt đái máu đại thể trong vòng 1 đến 2 ngày sau nhiễm trùng hô hấp, trong khi các trường hợp khác thấy hồng cầu niệu vi thể và protein niệu. Bệnh thường giới hạn ở thận và nói chung không kèm theo tăng ure máu.
------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Lapi F et al. Concurrent use of diuretics, angiotensin converting enzyme inhibitors, and angiotensin receptor blockers with non-steroidal anti-inflammatory drugs and risk of acute kidney injury: nested case-control study. BMJ 2013; 346:e8525.
2. Abuelo JG. Normotensive ischemic acute renal failure. N Engl J Med 2007 Aug 23; 357:797.
3. Rahman M et al. Acute kidney injury: a guide to diagnosis and management. Am Fam Physician 2012 Oct 1; 86:631.
------------------------------------------------------
Nguồn: NEJM.
Người dịch : ThS. BS. Nguyễn Trần Bách
Đăng tải bởi: TT Dược lý LS YHN

Một số bình luận khác:
1. ACEI ( Lisinopril) ức chế tác động co mạch của Angiotensin II ở tiểu động mạch đi cầu thận => Gây giãn tiểu động mạch đi (1). 
NSAID ( Naproxen) ức chế sản xuất Prostagladin, chất này có tác dụng giãn động mạch đến ở cầu thận => Co tiểu động mạch đến(2). 
(1), (2) => giảm độ lộc cầu thận, diễn tiến suy thận cấp do thuốc.
2. ACEI/ARB, NSAID và lợi tiểu đều là những thuốc có nguy cơ gây tổn thương thận cấp. Tuy nhiên khi cả 3 thuốc này kết hợp với nhau (triple whammy) thì nguy cơ tổn thương thận cấp tăng lên cao nhất (tăng 31%). Đã có rất nhiều bài viết đề cập đến AKI do sự kết hợp cả 3 thuốc này. Thời gian xảy ra tổn thương thận cấp khoảng 3-7 ngày, đó là khi nồng độ NSAID trong huyết tương cao nhất. Nếu xem kỹ hơn thì tình trạng ban đầu của BN chỉ cần sử dụng paracetamol là đc, không cần thêm NSAID để dẫn đến AKI sau khoảng 1 tuần điều trị https://bpac.org.nz/2018/docs/triple-whammy.pdf

CHIA SẺ BÁO CÁO HỘI NGHỊ DƯỢC BỆNH VIỆN HÀ NỘI - 2019


Tài liệu này được share công khai, tuy nhiên có lẽ nhiều anh chị chưa được biết đến.
Vì vậy Fanpage xin chia sẻ đến anh chị Full Các slide của Hội nghị. Hi vọng sẽ giúp ích cho công tác chăm sóc bệnh nhân. 
Hội nghị Khoa học Dược Bệnh viện Hà Nội mở rộng lần thứ 7 năm 2019
Link tải: https://drive.google.com/file/d/1eKH6JYVb-8JaOtmKSFZfsH-j71Z2837r/view 

Danh sách báo cáo:
1. Mô hình hoạt động của dược sĩ lâm sàng trên bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Vinmec Times City
2. Phát triển mô hình hoạt động của dược sĩ trên các khoa lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
3. Tác động của dược sĩ tư vấn lên kỹ thuật sử dụng dụng cụ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hen phế quản và bệnh nhân COPD – Từ Nghiên cứu đến Phát triển mô hình tư vấn bệnh nhân tại bệnh viện Phổi Trung Ương
4. Giám sát tích cực phản ứng có hại của thuốc thông qua bộ công cụ phát hiện tín hiệu tại một đơn vị lâm sàng chuyên khoa tim mạch tuyến trung ương.
---
1. Báo cáo thực trạng triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh (AMS)
toàn quốc (Cục quản lý khám chữa bệnh – ĐH Dược Hà Nội – WHO)
2. Thực trạng sử dụng colistin tại một số bệnh viện Hà Nội và kinh nghiệm xây dựng hướng dẫn sử dụng Colistin phù hợp với thực tế bệnh viện
3. Hiệu quả chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Từ Dũ
4. Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh (AMS) tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô - kinh nghiệm triển khai hoạt động Xây dựng Hướng dẫn điều trị và giám sát kê đơn
5. Sử dụng kháng sinh theo giá trị nồng độ procalcitonin - từ tổng quan đến thực hành
6. Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh (AMS) tại bệnh viện E – kinh nghiệm từng bước thiết lập chương trình và những kết quả bước đầu
---
1. Ảnh hưởng của nồng độ methotrexat đến một số biến cố bất lợi trên bệnh nhân nhi mắc lơ-xê-mi cấp dòng lympho tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương
2. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tạo hồng cầu trên bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Thận Hà Nội
3. Triển khai hoạt động dược lâm sàng nhằm tăng cường hiệu quả chương trình kháng sinh dự phòng tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện đa khoa Đức Giang
4. Triển khai hoạt động dược lâm sàng trong điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.
5. Chương trình quản lý kháng sinh trong bệnh viện: quản lý kháng sinh dự trữ fosfomycin IV tại bệnh viện Thanh Nhàn
6. Thực trạng sử dụng thuốc trong doạ đẻ non tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2017
7. Cải tiến quy trình quản lý thuốc và vật tư y tế tiêu hao tại khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Vinh
8. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc dự phòng nôn và buồn nôn do hoá chất trên bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội
9. Khảo sát kỹ thuật sử dụng insulin của bệnh nhân đái tháo đường typ2 tại bệnh viện Hữu Nghị
10. Triển khai chương trình kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
11. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
12. Đánh giá hiệu quả can thiệp nhằm tăng tỷ lệ tuân thủ quy định sử dụng kháng sinh dự phòng tại bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Vinh giai đoạn 2018 – 2019
13. Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy tại Bệnh viện Hữu Nghị
14. Thu hoạch từ chuyến đi thực tế một số bệnh viện tại Australia - Ý tưởng áp dụng phát triển hoạt động dược bệnh viện tại Bệnh viện Nhi Trung Ương

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.