Chuyên mục "Ảnh"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng

 Sách dịch Learn ECG in a day - Sajjan M

Link tải: https://drive.google.com/open?id=1qHxBgQPYbakrJ1r3pL7fndkKLfRVozXi

Mục lục sách:

1. Lịch sử ECG ........................................................................4
2. Sinh lý hệ thống dẫn truyền trong tim............................5
3. Điện tâm đồ.........................................................................8
4. Các chuyển đạo ECG.......................................................10
5. Cách mắc các chuyển đạo.............................................13
6. Hình dạng ECG bình thường...........................................15
7. Tiếp cận hệ thống ECG....................................................18
8. Rối loạn nhịp......................................................................48
9. Tiếp cận rối loạn nhịp.......................................................82
10.Chẩn đoán phân biệt.......................................................83
PHỤ LỤC 1 CÁC DẠNG ECG THƯỜNG GẶP
PHỤ LỤC 2 CÁC TÌNH HUỐNG ECG
PHỤ LỤC 3 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT T ÂM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

 Từ điển Y khoa - MEDIC 3.0

Từ điển Y khoa - MEDIC 3.0

👉

🔠
 Dịch Anh ngữ - Việt ngữ - các thuật ngữ về y học cũng như các từ Anh ngữ thông dụng thường gặp. Dữ liệu có khoảng 100.000 từ Y sinh và 150.000 từ anh ngữ khác. 
🆕 Có cả từ điển sinh học, tự điển dịch tể học, tự điển ICD10. Thêm chức năng dịch tự động Anh Việt và tìm các hình ảnh liên quan đến từ tra cứu.
📋 Chức năng Autolook giúp việc tra cứu nhanh nghĩa của các từ tiếng Anh trong những văn bản dạng text, word document , html ...
💬 Dịch tự động Anh Việt một câu tiếng Anh ngắn khoảng 250 ký tự.
📸 Tìm các hình ảnh liên quan đến từ tra cứu.
---
👉 Link Download: Từ điển Y khoa - Medic 3

👉 Link toàn bài viết: http://bit.ly/2JqwSxT
 Về định nghĩa THA ở bệnh nhân ĐTĐ - 140/90
ADA 2018 vẫn giữ nguyên là 140/90 mmHg, trái với Hiệp hội tim mạch vừa mới thay đổi hướng dẫn là HA ≥ 130/80 mmHg là THA giai đoạn 1, bao gồm bệnh ĐTĐ. 
=> Tuy nhiên Guideliens cũng nói rằng việc điều trị tăng cường thuốc hạ áp nhằm đạt mục tiêu HA <140/90 mmHg (hoặc <130/80 hoặc <120/80 mmHg) có thể có lợi trên những nhóm bệnh nhân ví dụ những bệnh nhân có nguy cơ cao bệnh lý tim mạch.
 Bệnh kèm Viêm tụy - Thiểu năng sinh dục
Bổ sung viêm tụy vào mục bệnh mắc kèm, bao gồm một khuyến cáo mới về việc cân nhắc cấy ghép tiểu đảo tụy của chính bệnh nhân để ngăn ngừa ĐTĐ sau phẫu thuật ở những bệnh nhân viêm tụy mạn kháng trị cần cắt bỏ toàn bộ tụy.
Cân nhắc kiểm tra testosterone huyết thanh ở nam giới mắc ĐTĐ kèm theo các triệu chứng cơ năng và thực thể của thiểu năng sinh

 Về sàng lọc ĐTĐ, trẻ <18 tuổi thừa cân hoặc béo phì
Xét nghiệm tiền ĐTĐ và ĐTĐ týp 2 ở trẻ em và người trưởng thành đã được thay đổi trong đó đề nghị thực hiện xét nghiệm ở những người trẻ (<18 tuổi) thừa cân hoặc béo phì (BMI >85...) và có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau:
+ Mẹ có tiền sử ĐTĐ hoặc ĐTĐ thai kì
+ TS gia đình mắc ĐTĐ týp 2 ở thế hệ thứ nhất hoặc thứ hai
+ Chủng tộc/sắc tộc (người Mỹ bản xứ/người Mỹ gốc Phi/người Mỹ gốc Á/cư dân đảo ở Thái Bình Dương)
+ Có dấu hiệu đề kháng insulin hoặc tình trạng liên quan đến đề kháng insulin (bệnh gai đen (acanthosis nigricans), tăng HA, rối loạn lipid máu, đa nang buồng trứng, nhỏ cân so với tuổi thai)
 Về thuốc hạ Glucose máu - GLP-1 (Liraglutide) và SGLT2 (Empaglifozin)
ADA khuyến cáo mạnh mẽ sử dụng các thuốc hạ glucose máu đã chứng minh lợi ích tim mạch như glucagonlike peptide 1 (GLP-1) agonist - liraglutide (VictozaNovo Nordisk) và hoặc giảm tỷ lệ tử vong như đã quan sát thấy với sodium glucose cotransporter-2 (SGLT2) inhibitor - empagliflozin ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 mà đã có bệnh lý tim mạch do xơ vữa mạch mà không đáp ứng mục tiêu glucose máu bằng thay đổi lối sống và metformin.

 Về HbA1C
Liên quan đến việc sử dụng HbA1C để sàng lọc, chẩn đoán và theo dõi bệnh ĐTĐ, guidelines đã có những thông tin mới về tiêu chuẩn hạn chế của test ở những người mà hemoglobin biến động như bệnh hồng cầu hình liềm hay những điều kiện khác ảnh hưởng đến vòng đời của hồng cầu. Guidelines cũng ghi nhận về mối liên quan giữa HbA1c với với mức glucose máu ở những dân tộc khác nhau.
Khuyến cáo mục tiêu A1C <7.5% (58 mmol/mol) ở tất cả các độ tuổi dành cho trẻ em.E
----
👉 Link chi tiết: http://bit.ly/2JqwSxT

Kinh nghiệm tự học tiếng Anh

Hôm nọ, trong một lần trả lời phỏng vấn một tờ báo bên nhà, phóng viên hỏi tôi về kinh nghiệm học tiếng Anh. Câu hỏi này làm tôi suy nghĩ và nhớ lại ngày xưa khi mới qua đây mình học tiếng Anh như thế nào. Hôm nay, nhân lúc dưỡng bệnh, tôi viết ra để chia sẻ cùng bạn đọc xa gần.


Thật ra, từ ngày qua Úc đến nay, tôi chẳng bao giờ có dịp học tiếng Anh một cách bài bản trong trường lớp. Những ngày đầu mới đến hostel dành cho người tị nạn, tôi cũng được cho đi học một lớp tiếng Anh, nhưng là loại dành cho người đi xin việc. Lúc nào cũng “How are you today”, “I am fine, thank you”, “Where were you from?”, “How long have you been here?”, v.v. Chỉ đâu một tuần là tôi bỏ học, chịu không nổi với cách dạy như thế. Tôi bắt đầu tự học. Nói đúng ra, tôi bắt đầu tự học từ lúc còn trong trại tị nạn bên Thái Lan. Kinh nghiệm của tôi gói gọn trong 4 điểm: từ điển & trầm mình trong tiếng Anh, học từng chữ một, mạnh dạn nói, và học từ báo chí & truyền thông.

1.  Có một cuốn từ điển Anh – Anh, và một cuốn sách hướng dẫn sử dụng tiếng Anh

 Kinh nghiệm học tiếng Anh của tôi là phải trầm mình trong thế giới tiếng Anh. Trong một thời gian dài, tôi không hề tiếp xúc với tiếng Việt, không đọc báo tiếng Việt, không đọc sách tiếng Việt (thời đó cũng chẳng có mà đọc!), không nghe đài tiếng Việt (cho đến bây giờ tôi vẫn không nghe đài phát thanh tiếng Việt ở đây). Thay vào đó, thả mình trong thế giới tiếng Anh, với sách báo, radio, và tivi. Cần mở ngoặc thêm để nói là thời đó thì dễ, còn bây giờ thì chắc khó, do có internet làm sao lãng việc học.

Phải có một cuốn từ điển tốt để học tiếng Anh. Quên đi những từ điển Anh – Việt, hay tệ hơn nữa là Việt – Anh! Tìm một cuốn từ điển Anh – Anh. Một từ điển tốt có thể ví như kinh thánh! Thời còn ở trại tị nạn, tôi may mắn tiếp xúc cuốn từ điển LONGMAN, và tôi thích cuốn này ngay từ ngày đầu.  Hình như cuốn này được soạn cho người nước ngoài (tức không dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ).  Từ điển giải thích thật rõ ràng về ý nghĩa của chữ, cách dùng như thế nào, và cách phát âm.  Thời đó, rất hiếm có một cuốn từ điển nào đầy đủ và thực tế như Longman. Sau này khi sang Úc và cho đến nay tôi vẫn dùng Longman làm từ điển.

Tôi nghiệm ra một điều là cách sử dụng tiếng Anh cho đúng còn quan trọng hơn cả văn phạm tiếng Anh. Cũng trong thời còn ở trong trại tị nạn Thái Lan tôi may mắn tiếp xúc với cuốn Practical English Usage của Michael Swan, đúng là cuốn sách gối đầu giường của tôi.  Thoạt đầu tôi chỉ đọc để nhập tâm, nhưng sau này tôi thấy như vậy chưa khá, phải viết xuống.  Viết xuống bằng tiếng Việt. Sau vài tháng tôi phát hiện quyển vở của mình đã trở thành một bản dịch của cuốn sách mình học! Bài học ở đây là cách học hay nhất là mình phải viết xuống những gì mình học (chứ đọc hay nhập tâm vẫn chưa đủ), và nếu cần dịch sang tiếng Việt.

2.  Học từng chữ và học từ gốc

Mỗi ngày, cố gắng học một chữ tiếng Anh. Nhưng phải học cẩn thận và học cho hết chữ đó. Tôi muốn nói đến ngoài việc học để biết nghĩa của chữ đó, còn phải học (a) nguồn gốc của chữ này đến từ đâu; (b) những biến thể tính từ, động từ, danh từ của chữ; và (c) cách sử dụng như thế nào.  Chẳng hạn như học chữproduce (động từ và danh từ), cần phải học thêm những biến thể như production, product, productive, v.v. phải học cho thật kĩ và biết tận ngọn ngành của chữ. Từ điển Longman rất có ích cho việc học này. Do đó, nói là học một chữ một ngày, nhưng thật ra là có khi học được 10 chữ. Cách học này rất tốt, vì nó giúp cho chúng ta có căn bản tốt và biết chữ từ gốc chứ không phải từ ngọn.  Biết cái gì từ gốc vẫn hay hơn biết từ ngọn.

Ngữ vựng cực kì quan trọng. Theo tôi, có một kho tàng ngữ vựng tốt còn có giá trị hơn là am hiểu cú pháp và văn phạm. Thời gian chúng ta có thể tiếp thu ngữ vựng có hạn, còn thời gian chúng ta học văn phạm thì không giới hạn. Do đó, tranh thủ mọi cơ hội để học ngữ vựng.  

3. Mạnh dạn nói

Học tiếng Anh là phải học nói. Nhưng một trong những điểm yếu của người Việt là chúng ta phát âm không tốt, từ đó dẫn đến ngại nói chuyện, vì sợ người đối diện không hiểu. Cá nhân tôi cũng trải qua kinh nghiệm này khi còn làm trong nhà bếp. Những ngày đó, tôi rất yếu về tiếng Anh và nói nhiều khi chẳng ai hiểu, nên cứ mỗi lần có điện thoại reo là tôi rất … sợ. Sợ trả lời vì mình nói mà bên kia không hiểu thì rất phiền phức cho công việc. Nhưng anh bạn làm chung biết điểm yếu đó và muốn giúp tôi, nên cứ mỗi lần điện thoại reo, anh ta chỉ tôi phải nghe và trả lời điện thoại. Ấy thế mà vài lần tôi quen, quen với những câu chữ mình phải/nên nói khi bắt điện thoại, quen với phát âm, quen với chữ trong nghề (lúc nào cũng học ngữ vựng), và quen với cách nhấn giọng, v.v. Từ quen tôi trở thành tự tin hồi nào không hay. Do đó, bài học tiếng Anh có hiệu quả là phải mạnh dạn nói. Nói sai thì sửa. Nói người ta không hiểu thì nói lại. Nói chữ nào người ta không rõ thì mình đánh vần cho họ hiểu.

Tôi cũng phải mở ngoặc để chia sẻ một kinh nghiệm lí thú ở đây về chuyện phát âm. Có một số người ngoại quốc, vì lí do nào đó (có thể muốn trêu chọc hoặc muốn làm nhục) nên giả bộ họ không hiểu mình nói. Cách họ làm thường là “I beg your pardon” 2,3 lần, hoặc nghễnh tai làm như họ không nghe hay nghe mà không hiểu. Tôi có quá nhiều kinh nghiệm, nên chỉ cần nhìn qua là biết người không hiểu thật là là người muốn hạ nhục. Họ đặc biệt thích làm điều đó (hạ nhục / trêu chọc) với các nạn nhân người Á châu. Nếu chúng ta tự tin rằng chúng ta nói rõ mà họ làm điều đó, thì chúng ta có thể nói thẳng cho họ biết “đừng chơi trò với tao”. Tôi đã làm vài lần với vài người. Có một lần một tay người Úc, hắn cứ đưa cái tai gần tôi làm như hắn không hiểu tôi nói gì; cách tôi phản ứng là tôi thản nhiên ghé vào tai hắn và nói thật lớn để mọi người chung quanh nghe: “Tao nói cho hàng trăm, hàng ngàn người, và họ hiểu & ghi chép những gì tao nói. Vậy thì mày đừng có giả bộ không hiểu nhé. Cái trò này xưa lắm con ạ.” Một lần khác trong hội nghị, tôi cũng bị một người giả bộ “I beg your pardon” 2 lần dù tôi đã giải thích khá rõ và ban chủ toạ cũng đồng ý, nhưng đến lần thứ hai thì tôi mất kiên nhẫn và có phản ứng: cả hội trường này gần 1000 người, ai cũng hiểu tao nói, những thuật ngữ tao dùng dân trong nghề đều biết, vậy mà mày không hiểu và không biết, tao nghĩ đó là vấn đề của mày chứ không phải vấn đề của tao, tao không có nhu cầu nói lại, ok.  Đừng bao giờ tỏ ra thấp khi đối đầu với những kẻ muốn gây chuyện.

4. Học từ báo chí và truyền thông

Báo chí và truyền thông là phương tiện rất có ích để học phát âm. Thời 1980s, dĩ nhiên là chưa có internet, nên mỗi ngày tôi phải mua tờ nhật báo Sydney Morning Herald về, và đọc những bản tin chính. Đó là một tờ báo cực kì nổi tiếng và hay. Chắc chắn không bằng tờ New York Times, nhưng phong phú thì chẳng kém gì Los Angeles Times.  Thông thường, mỗi bản tin thời sự, họ có dùng một vài chữ “mới” (mới với tôi), hay những chữ mang tính địa phương.  Dĩ nhiên, tôi chưa đủ trình độ để hiểu hết nội dung bản tin, nhưng mò mẩm bằng từ điển thì cũng nắm được những bản tin chính.  Chẳng hạn như có lần báo chí nói đến thái độ của đương kim thủ tướng lúc đó (Paul Keating) là recalcitrant.  Tôi chẳng hiểu chữ này có nghĩa gì đến khi truy trong từ điển Longman.  Nhưng mỗi ngày “khám phá” được một chữ mới như thế làm cho mình có lí do để vui sống và học tập. 

Điều quan trọng là biết phát âm những chữ mới, và tôi phải đợi đến buổi chiều, bậc tivi để nghe người đọc tin, và học cách phát âm từ họ.  Ở Úc (và nơi khác chắc cũng vậy), các bản tin chính in trên mặt báo thường được các đài truyền hình phát lại trong bản tin buổi tối của họ.  Mặc dù họ không dùng những chữ giống như trên mặt báo (vì như thế là đạo văn) nhưng cách họ phát âm tên của nhân vật, những danh từ quan trọng trong câu chuyện, hay những chữ mà tôi rõ nghĩa nhưng không rõ cách phát âm, tôi đều học qua bản tin này.  Có lần tôi không biết đọc chữ allowance ra sao, thì may quá, buổi chiều có tranh cãi về vụ này nên tôi mới biết cách phát âm. Học từ báo chí và tivi phải nói là rất có ích.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là đọc tin, mà học cách viết trong các bài chính luận.  Những tay bỉnh bút viết chính luận thường là bậc thầy về tiếng Anh. Họ rất giỏi về viết và từ ngữ. Không chữ nào họ dùng trong bài viết là thừa. Có những người kì cựu như Alan Ramsey thì mỗi bài viết là mỗi bài học tuyệt vời cho tôi. Tôi học cách cấu trúc câu văn, dùng chữ cho tốt, và tinh tế. Sau này, khi hướng dẫn các bạn thế hệ sau về cách viết bài báo khoa học tôi vẫn lấy ví dụ của Alan Ramsey ra làm ví dụ.

Sau này, tôi còn học thêm một người khác về kĩ năng tiếng Anh: người đó là Samuel P. Huntington. Ông là một giáo sư chính trị học nổi tiếng của Mĩ. Nhưng ngoài chuyên môn đó, ông là một người viết văn tuyệt vời. Các bạn nếu có dịp nên tìm đọc những bài luận văn của ông ấy, và sẽ thấy từ cấu trúc ý tưởng, đến triển khai bằng tiếng Anh, tất cả đều xảy ra một cách logic. Quan trọng hơn là ông dùng chữ chính xác, những câu văn trong đoạn văn ăn khớp với nhau một cách nhịp nhàng, không chê vào đâu được. Tôi thấy mỗi bài luận văn của ông là mỗi bài học mới về viết bằng tiếng Anh. 

Những kinh nghiệm trên, dĩ nhiên, chỉ áp dụng cho những người mới học tiếng Anh. Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa là học phải có cuốn sổ ghi chép. Đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ đọc và nhập tâm là đủ. Đừng bao giờ nghĩ như thế! Tôi nghiệm ra là học là phải có sờ, phải viết xuống, phải có “action” thì mới có hiệu quả. Sờ con chữ có nghĩa là lấy bút màu tô đậm những chỗ mình thích. Viết xuống để mình nhớ, để có cảm nhận trực tiếp. Nếu chỉ đọc một qui định văn phạm thì chưa đủ, mà phải viết xuống thì mới dễ nhớ. Viết có hiệu quả rất tuyệt vời trong cảm nhận mà có khi chúng ta không để ý.

Nguyên tắc học hành là phải có outcome – thành quả. Mỗi ngày phải học được một cái gì mới, hoặc là một chữ mới, hoặc là một câu văn hay, hoặc là một luật văn phạm, v.v. nhưng phải có một cái mới. Học mà không có cái mới thì rất dễ chán. Do đó, phải tự đặt mục tiêu outcome mỗi ngày như tôi vừa nói.

Trên đây là vài kinh nghiệm cá nhân về tự học tiếng Anh của tôi.  Mỗi người có vài kinh nghiệm, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cá nhân. Nếu tập hợp nhiều kinh nghiệm và phân loại tôi nghĩ sẽ giúp ích rất nhiều người. Nói ví von một chút, tiếng Anh là một chìa khoá quan trọng để mở cánh cửa tri thức. Do đó, trang bị cho mình một số kĩ năng quan trọng về tiếng Anh là một lợi thế vô cùng quan trọng khi tiếp xúc với người nước ngoài. Hi vọng những kinh nghiệm này có thể giúp ích các bạn đôi ba điều trong việc tự học tiếng Anh.

Nguồn: Blog của GS Nguyễn Văn Tuấn 


Kinh nghiệm tự học tiếng Anh - GS Nguyễn Văn Tuấn
Kinh nghiệm tự học tiếng Anh - GS Nguyễn Văn Tuấn

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là một nhà nghiên cứu loãng xương nổi tiếng trên thế giới với hơn 250 công trình nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí y khoa và khoa học quốc tế. Ông hiện đang là Principal Fellow (1) đứng đầu một lab chuyên nghiên cứu về di truyền và dịch tễ học loãng xương thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc), là giáo sư y khoa của Đại học New South Wales, là giáo sư xuất sắc của Đại học Công nghệ Sydney, và là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Khon Kaen (Thái Lan) và Đại học Tôn Đức Thắng. Ông bảo vệ thành công hai bằng tiến sĩ tại Đại Học Sydney (chuyên ngành thống kê dịch tễ học) và Đại Học New South Wales (chuyên ngành y khoa). Ông có kinh nghiệm làm nghiên cứu tại nhiều nước như Thuỵ Sỹ, Anh, Mĩ, Na Uy, Thái Lan, và hợp tác với hơn 30 viện, bệnh viện và nhiều trường đại học trên thế giới. Giáo sư Tuấn rất nổi tiếng trong nước với nhiều bài phỏng vấn, sách báo và nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị cho nghiên cứu, đào tạo tại Việt Nam. Ông là một trong 15 nhà khoa học được trao giải thưởng “Vinh danh Nước Việt” vào năm 2005

Trên đây là một bài review sách được đăng trên trang cá nhân của bác sĩ Hung Ngo, xin được trích dẫn với các bạn
👉 Link sách: http://bit.ly/De-yen-cho-Bac-si-hien



😈 "Hắn tuổi GÀ, người bé như con CHUỘT.
Suốt ngày hùng hục như TRÂU. 
Chạy loăng quăng khắp nơi như con NGỰA.
Thế mà vẫn bị mắng mỏ như một con CHÓ.
Cái loại tưng tửng sống không uốn éo được như RẮN, lủi thủi làm việc...." 😈

REVIEW: 

"Chú Hùng kính mến!


Báo cáo chú là cháu đã đọc phát thuộc cmnl quyển sách hiền của chú, cháu nói thế để chú biết quyển sách có sức hút siêu vãi lúa chú ạ. Cháu vốn không thích bài hát “Người lạ ơi” nhưng hôm nay cháu xin được rống lên với chú là “Người lạ ơi cho tui gửi nhời cám ơn…”, vì cháu thật sự cảm thấy áy náy nếu không gửi chú vài dòng dề vếu.

Cháu theo dõi facebook chú khá lâu vì chú giỏi và chú hót, cháu cũng biết chú đanh đá kinh hồn tởm, cháu là đứa con gái không hiền lành gì cho cam nhưng cũng chả dám phun ra mấy từ mất dị trên mức trung bình như chú. Tuy nhiên cháu luôn nghĩ chú là người tốt, chỉ là chú thể hiện cá tính bạo liệt quá. Cho đến khi đọc sách của chú, cháu mới phát hiện da chú có một trái tim nhân hậu VCC được bao bọc kỹ lưỡng bởi nhiều lớp vỏ ngoài bằng gai thép và mảnh sành, kinh vê lờ nuôn. Nh cháu hiểu chú làm việc đó để bảo vệ và đấu tranh cho một điều đang mông lung VĐ trong xã hội hiện nay: đó là lẽ phải, là sự tử tế. Vì sự vĩ đại này mà cháu tôn Dr lên bậc chú, dù biết chú chưa già, chỉ là không còn trẻ thôi.

Cháu xin mạn phép nói thật: trước khi chú ra sách, cháu thấy chú giống như một trái sầu riêng – vừa xấu điên vừa bốc mùi, chỉ dành cho những người dũng cảm thưởng thức – là những người dám hít thật sâu rồi xé toạc lớp vỏ gai góc tởm lợm ấy ra, và nếm cái vị ngọt nồng có thể gây buồn nôn khi nuốt, nhưng một khi đã nghiện cờ mờ nờ dồi thì khó cai vờ lờ.

Còn bây giờ chú có vẻ giống quả mít hơn, vẫn nhiều gai nhưng gai nhỏ xíu và mềm hơn rất nhiều, mùi và vị cũng dễ thương hơn nên nhiều người thích ăn hơn. Túm lại đọc xong sách nhiều người biết chú hiền thật cmnr.

Cháu mua sách hiền của chú để tặng cho những người thân là bác sĩ, nhưng sau khi đọc xong cháu quyết định phổ biến cmn nuôn cho tất cả những bạn trẻ mà cháu quen biết – những người đang bước vào đời với ước mơ và hoài bão cháy bỏng vãi linh hồn chú ợ.



Review sách Để yên cho bác sĩ "hiền" của bác sĩ Ngô Đức Hùng


Theo nhận xét của cá nhân cháu, giá trị của cuốn sách đã vượt ra khỏi giới hạn về ngành y cmnr. Bên cạnh việc mang độc giả đến gần hơn với khuôn viên bệnh viện và trường y, hiểu hơn sự nhọc nhằn vãi lúa của người bác sĩ – thứ mà cuốn sách đã làm tốt một cách điên đảo, thì những mẩu chuyện chú kể về quãng đường học hành gian nan, về công việc nhiều áp lực dã man, về những biến cố kinh hoàng xảy ra trong cuộc sống và cách chú đương đầu và chiến đấu với nó đã thực sự truyền cảm hứng mạnh mẽ và sâu sắc tới các bạn trẻ. Một tinh thần lạc quan, không lùi bước, không bỏ cuộc đã thấm sâu vào trái tim những người trẻ nhiệt huyết; vực họ đứng dậy khi nản lòng, gục ngã; tiếp thêm động lực và sức mạnh để họ vững bước trên con đường phía trước và chạm đến những ước mơ lớn của đời mình.

Cháu vớ được sách của chú vào thời điểm gặp một số khó khăn trong cuộc sống, khi đọc xong cháu đã tự nhủ dằng: cứ chiến đấu điên cuồng thoai, sợ cái méo dề chú nhở. Và cũng chưa dừng lại ở đó, cuốn sách còn dạy ta cách yêu thương, cách làm người tử tế qua những câu chuyện cảm động chú kể về mẹ, về bệnh nhân đã lấy đi một đại dương nước mắt của người đọc. Chú đã thổi vào đời một luồng gió tươi mát, làm lan toả cái điều bình dị nhưng vô cùng lớn lao đó là: “sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn đi”. Sự tổng hoà giữa cái dữ dội và bình yên, giữa những góc lãng mạn và thực tế còn nhiều sạn, giữa nước mắt và nụ cười đã làm cho cuốn sách được nhiều độc giả yêu thương đến vậy. Phải nói là cuốn sách của chú quá thành công cmnr, cháu tung hoa chúc mừng chú.

Cháu xin đề cập thêm một yếu tố góp phần không nhỏ vào thành công của cuốn sách: đó chính là giọng văn hài hước, dí dỏm, đôi lúc “gớm mặt” nhưng cũng vô cùng tình cảm của chú. Cháu biết chú viết hoàn toàn theo cảm xúc cá nhân, nhưng vốn từ ngữ phong phú của chú khiến cháu kính nể điên đảo nuôn. Ví dụ như đoạn đầu trang 62, cháu đã phải dú lên: “đệt, tả rác mà cũng hay VL”. Và cháu nhận ra, ngay cả khi bị vùi dập trong những thứ bẩn thỉu, thối nát, khốn nạn nhất trên đời, chú vẫn nhìn thấy những khía cạnh lấp lánh của cuộc sống. Cháu lại dú lên tiếp: “chú có một tâm hồn đẹp VĐ”.

Theo như suy nghĩ của diêng cháu, thì chính những cuốn sách giá trị đã dệt lên một tâm hồn lãng mạn, một lối sống ngay thẳng: trắng là trắng mà đen là đen, cùng với một trái tim giàu tình người như vậy. Và có lẽ cũng do đọc sách nhiều mà chú có nhiều chữ để bung lụa đến thế. Vậy chú cho cháu hỏi những cuốn sách chú thường đọc là thể loại sách gì ạ? Chú cho cháu xin tên vài cuốn kinh điển được hông ạ? Cháu cũng muốn vun đắp tâm hồn mình toả hương như chú.

Có vẻ cháu dề viu hơi dài cờ mờ nờ rờ, cháu xin được phun nốt mấy câu chúc nữa chú cố đọc nốt cmnl nhé: cháu chúc chú luôn ngập ngụa sức khoẻ, bội thực thành công, và sớm chốt phập cái gông dồi lôi cổ một cô tiên về nhà để cùng chú thưởng trà và đàm đạo thi ca sau những giờ làm cave nhân dân vs đi giành giật công lý hết sức vật vã và đau khổ. Túm lại là cảm ơn chú và chúc chú mọi điều tốt đẹp nhất ạ ^^

PS của chú Hùng: Để đọc sách 1 cách mạnh mẽ và không xấu hổ, hãy bắt đầu từ cô giáo Thảo và những truyện ngôn tình đại loại như thế. Bỏ qua những chi tiết bạo lực có tí rẻ tiền, thì phần từ ngữ mô tả trong đó thật là đắt giá. He he"



  Link sách: http://bit.ly/De-yen-cho-Bac-si-hien




Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.